17 năm độc nhất, kinh tế Nhật Bản sắp 'bình thường': Tư duy giảm phát lung lay, người dân chịu mở ví đầu tư, thị trường chứng khoán 'như lên đồng'

Nhật Bản đang ở thời điểm chuyển giao lịch sử và sau cùng, có thể trở thành nền kinh tế “bình thường”.

Simon Kuznets, nhà kinh tế đoạt giải Nobel nổi tiếng nhờ tiêu chuẩn hóa thước đo tổng sản phẩm quốc dân từng chia nền kinh tế thành 4 loại lớn: Kém phát triển, phát triển, Argentina và Nhật Bản.

Vì sao lại như vậy?

Từ những năm 1960, mức tăng trưởng phi thường của Nhật Bản đặc biệt đến mức ông Kuznets phải chia thành một danh mục riêng. Đây là nền kinh tế tiên tiến duy nhất trên thế giới có lạm phát, lãi suất và tăng trưởng tiền lương đều ở mức gần bằng 0 - hoặc trong một số trường hợp còn thấp hơn mức đó.

Giờ đây, các thống đốc ngân hàng trung ương và quan chức chính phủ cho biết Nhật Bản đang ở thời điểm chuyển giao lịch sử và sau cùng, có thể trở thành nền kinh tế “bình thường”. Các công ty sẽ có thể chuyển chi phí gia tăng sang cho người tiêu dùng, trong khi người lao động phản ứng bằng cách yêu cầu trả lương cao hơn.

“Chúng ta đã có được cơ hội lịch sử có một không hai trong đời để thoát khỏi tình trạng giảm phát. Tư duy tích cực coi mức lương tăng là chuẩn mực sẽ được thiết lập vững chắc trên toàn xã hội”, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết trong một cuộc họp báo gần đây.

Giá cả ở Nhật Bản bắt đầu tăng từ mùa xuân năm 2022, sau cú sốc kép là đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm biến động, đã tăng 2,8% so với cùng kỳ trong tháng Hai.

Tiền lương và thị trường đã phản ứng. Các nhà tuyển dụng lớn nhất đất nước đồng ý tăng 5,3% mức lương trung bình - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1991.

Vào tháng 2, chỉ số Nikkei 225 cuối cùng vượt đỉnh cũ cách đây 34 năm. Ngân hàng Nhật Bản cũng chấm dứt lãi suất âm, một trong những thử nghiệm chính sách tiền tệ gây tranh cãi nhất, đồng thời tăng chi phí cho vay lần đầu tiên kể từ năm 2007. Tsutomu Watanabe, giáo sư kinh tế tại Đại học Tokyo kiêm chuyên gia về đo lường lạm phát, cho biết: “Sau hai năm lạm phát nhẹ, chu kỳ lành mạnh giữa tăng lương và giá cả bắt đầu xuất hiện và BoJ quyết định tăng lãi suất. Nhật Bản đang dần hướng tới một nền kinh tế bình thường”.

Quan chức Nhật Bản không phải ai cũng ăn mừng khoảnh khắc trọng đại này. Nhiều người kêu gọi ngân hàng trung ương thực hiện từ từ, bình thường hóa chính sách tiền tệ và bác bỏ kế hoạch tăng lãi suất liên tục như châu Âu và Mỹ.

Đằng sau sự thận trọng này là những thách thức về cơ cấu, chẳng hạn dân số ngày càng giảm và già đi trong khi nợ chính phủ cao so với quy mô nền kinh tế. Trung Quốc hiện cũng đang phải vật lộn với tình trạng suy thoái vốn được cho là sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù lạm phát giá tiêu dùng đã cao hơn mục tiêu 2% của BoJ trong gần hai năm, song ông Kishida vẫn cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố giảm phát đã kết thúc. Tư duy giảm phát đã ăn sâu vào trong xã hội.

“Một số người cao tuổi nhận lương hưu sẽ không thích lạm phát. Họ cảm thấy cuộc sống dễ dàng hơn khi giá cả không tăng. Sẽ có một lực lượng phản kháng”, giáo sư Tsutomu Watanabe nói và cho biết một cuộc thăm dò gần đây của Văn phòng Nội các cho thấy 63,2% người khảo sát cho biết họ không cảm thấy an toàn về mặt tài chính.

Tiêu dùng còn yếu trong khi đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm do các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất Nhật Bản sẽ duy trì gần bằng 0.

17 năm độc nhất, Nhật Bản sắp bình thường hoá: Tư duy giảm phát lung lay, dân mang tiền đi đầu tư thay vì gửi ngân hàng, thị trường không còn bị ghét bỏ - Ảnh 1.

Nhật Bản đang ở thời điểm chuyển giao lịch sử và sau cùng, có thể trở thành nền kinh tế “bình thường”.

“Điều kiện kinh tế vẫn chưa sẵn sàng để bình thường hóa chính sách tiền tệ. Việc BoJ quyết định hành động chỉ dựa trên các cuộc đàm phán về lương mùa xuân cho thấy họ đang gấp rút chấm dứt lãi suất âm”, Sayuri Shirai, cựu thành viên hội đồng quản trị BoJ kiêm giáo sư Đại học Keio, cho biết.

Theo Shirai, nguyên nhân chính gây bất ổn là liệu việc tăng lương mạnh mẽ của các công ty lớn nhất Nhật Bản có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không. Họ sử dụng tới 70% lực lượng lao động và không có nhiều cơ hội tăng lương, đầu tư tự động hóa hay tìm kiếm những lợi ích năng suất khác.

Đối với Mikihiro Matsuoka, nhà kinh tế trưởng tại SBI Securities, câu hỏi về tính bình thường của nền kinh tế Nhật Bản phần lớn sẽ được giải đáp bởi lĩnh vực dịch vụ, nơi giá nhập khẩu, đồng yên yếu và biến động năng lượng không liên quan nhiều. Tuy nhiên, theo Izumi Devalier, người đứng đầu bộ phận kinh tế Nhật Bản của Bank of America, bằng chứng từ những điều này vẫn còn khá chắp vá. “Chúng tôi đang chứng kiến một số ngành liên quan đến du lịch tăng giá vé. Các công ty tàu hỏa cũng tăng giá vé. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy mức tăng này đủ lớn để chắc chắn rằng lạm phát được duy trì”.

Vào tháng 1, nhóm nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research báo cáo rằng tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp có khoản nợ trên 10 triệu Yên (66.000 USD) trong năm 2023 tăng 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó gánh nặng lương cao hơn chiếm một phần đáng kể. Tỷ lệ phá sản gia tăng ở tất cả các ngành song nghiêm trọng nhất là ở ngành xây dựng và dịch vụ.

Theo bà Devalier, các công ty Nhật Bản sẽ hấp thụ áp lực lạm phát trước khi tăng giá. Một số tin rằng trên thực tế, quyết định bình thường hoá của ngân hàng trung ương là quá sớm. Số lượng công trình công cộng, đơn đặt hàng máy móc và khởi công xây dựng giảm dần khiến đây trở thành một “thời điểm kỳ lạ” để thắt chặt.

Giống như nền kinh tế của mình, thị trường chứng khoán Nhật Bản trong nhiều năm đã được đánh giá là ‘độc nhất’ so với các thị trường trên thế giới. Các công ty lớn của Nhật Bản có xu hướng nắm giữ cổ phần lớn ở các công ty niêm yết khác, trong khi thị trường có xu hướng bất thường là quay trở lại mức trung bình dài hạn thay vì biến động liên tục cao hoặc thấp hơn.

Điều bất thường hơn nữa là thị trường này lại bị các nhà đầu tư Nhật Bản ghét bỏ. Họ đã bán khoảng 70 nghìn tỷ yên cổ phiếu trong nước trong 34 năm kể từ đỉnh cao gần đây nhất của Nikkei và giữ hơn một nửa tổng tài sản dưới dạng tiền mặt và tiền gửi.

Trong nhiều năm, điều này hoàn toàn hợp lý bởi tại sao phải chấp nhận rủi ro chứng khoán nếu tiền mặt của bạn không mất đi giá trị thực?

Tuy nhiên, khi lạm phát tăng lên, logic đó không còn đúng nữa. Người dân sẽ thấy giá tăng, sức mua tăng, và lần đầu tiên, họ phải quan tâm đến lợi nhuận.

Mới đây, chứng khoán Nhật Bản đã bước vào một thị trường tăng trưởng kéo dài bất thường. Đột nhiên, các nhà phân tích cho biết, cá nhân đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường tài chính.

Dữ liệu riêng biệt từ Hiệp hội Đại lý Chứng khoán Nhật Bản cho thấy hơn nửa triệu tài khoản Nisa mới đã được mở vào tháng 2 năm 2024, trong khi số liệu gần đây của BoJ cho thấy giá trị cổ phiếu và quỹ ủy thác đầu tư do các hộ gia đình nắm giữ hiện ở mức 382 nghìn tỷ Yên, tăng 27% trong năm 2024. Biểu đồ của chỉ số Nikkei 225 cũng cho thấy thị trường chứng khoán Nhật Bản cuối cùng đã phục hồi.

“Các dây hầu bao sẽ không lỏng lẻo cho đến khi việc tăng lương lan tỏa và mọi người cảm thấy bớt bất an hơn về tương lai của mình. Sẽ mất thêm một chút thời gian nữa”,

Masamichi Terabatake, giám đốc điều hành của Japan Tobacco, cho biết.

Theo Bruce Kirk, giám đốc chiến lược cổ phiếu Nhật Bản tại Goldman Sachs, vẫn có sự chia rẽ rõ ràng giữa những người mong đợi Nhật Bản tiếp tục đảo ngược chính sách và những người cho rằng việc bình thường hóa nền kinh tế Nhật Bản có nghĩa là các nhà đầu tư có thể so sánh thị trường mình với thị trường khác.

“Chính sách tiền tệ đã được bình thường hóa, giảm phát dường như chấm dứt, tiền lương đang tăng trở lại”, ông nói thêm.

Theo: FT

Vũ Anh

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT