21 công ty bí hiểm trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, một loạt có vốn trên 10.000 tỷ hé mở cách thức rút tiền từ SCB?

Theo kết luận điều tra, một số lượng lớn công ty "ma" được thành lập không có hoạt động kinh doanh mà chỉ để đứng tên khoản vay tại Ngân hàng SCB, lập các phương án vay vốn khống hợp thức hóa rút tiền Ngân hàng SCB.

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát , Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cáo buộc bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho biết số tiền bà Lan chiếm đoạt lên đến hơn 304.000 tỷ đồng. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi tại SCB.

Theo kết luận điều tra, để hợp thức việc rút tiền, tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền, bà Lan chỉ đạo các bị can tại SCB và Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống thực hiện giải ngân, chuyển tiền vào các tài khoản của những cá nhân, pháp nhân "ma" hoặc cho họ rút tiền mặt để "cắt đứt dòng tiền".

21 công ty bí hiểm trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, một loạt có vốn trên 10.000 tỷ hé mở cách thức rút tiền từ SCB? - Ảnh 1.

Dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD bỏ hoang của CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula. Ảnh: Phùng Tiên


Theo tìm hiểu, trong 21 cổ đông pháp nhân của CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula - một doanh nghiệp quan trọng trong vụ án - thì một loạt doanh nghiệp như Công ty TNHH Vạn Hữu Tín, Công ty TNHH Đầu tư Bảo Điền, Công ty TNHH Đầu tư Trường Khang Thịnh,... đều có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng. Những pháp nhân góp vốn vào các công ty này đã đem phần vốn góp của mình đi đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng SCB. 

photo-1701663907011

 Ví dụ Công ty TNHH Vạn Hữu Tín với vốn điều lệ gần 10.550 tỷ đồng được sở hữu bởi 3 pháp nhân là Hưng Tường Khang, Đầu tư và Xây dựng Điền Phong, Đầu tư Hòa Gia Khang.

photo-1701622505943

1 tuần trước khi nhận chuyển nhượng 100% cổ phần của Vạn Hữu Tín từ các cổ đông cũ, cả 3 công ty này đều đã đồng loạt tăng vốn từ khoảng 300 - 500 tỷ lên 1.500 - 1.900 tỷ. Dù đã tăng vốn, nhưng tổng vốn điều lệ của cả 3 công ty này vẫn thấp hơn so với vốn điều lệ của Vạn Hữu Tín.

Sau khi nhận chuyển nhượng cổ phần của Vạn Hữu Tín, 3 cổ đông của Công ty đã đem toàn bộ số vốn góp tại Vạn Hữu Tín đi bảo đảm cho khoản vay tại Ngân hàng SCB. Trong đó, số tiền CTCP Đầu tư và Xây dựng Điền Phong và CTCP Đầu tư Hòa Gia Khang vay đúng bằng số tiền góp. Như vậy, cứ góp vốn vào Vạn Hữu Tín 1 đồng, các pháp nhân này lại vay 1 đồng của SCB.

photo-1701632128905

photo-1701632257545

Kịch bản này cũng lặp lại tương tự với cả Đầu tư Bảo Điền, Đầu tư Trường Khang Thịnh. Đầu tiên là các cổ đông pháp nhân "ma" tăng vốn điều lệ lên 3 - 5 lần, sau đó nhận chuyển nhượng cổ phần rồi đem số cổ phần của các công ty "10.000 tỷ" đó đi làm tài sản đảm bảo để vay tiền của SCB.

Cùng lúc, cả Vạn Hữu Tín, Đầu tư Trường Khang Thịnh và Đầu tư Bảo Điền đều đã vay hàng nghìn tỷ đồng tại SCB với tài sản đảm bảo là cổ phần của Sài Gòn Peninsula. Trong đó, Vạn Hữu Tín đã vay hơn 6.800 tỷ, Đầu tư Trường Khang Thịnh vay 6.765 tỷ và Đầu tư Bảo Điền vay hơn 9.400 tỷ. Đáng chú ý, khoản vay của Đầu tư Bảo Điền được đảm bảo bằng phần vốn góp trị giá 9.066 tỷ tại Sài Gòn Peninsula, nhiều hơn so với thực tế sở hữu.


Huyền Trang

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT