Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

4 địa phương được lựa chọn trở thành cực tăng trưởng khu vực Đồng bằng sông Hồng trong 6 năm tới đang có tình hình kinh tế ra sao?

CafeLand

Theo Quyết định 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng đồng bằng sông Hồng sẽ được thành 2 tiểu vùng với 1 vùng động lực quốc gia, 4 cực tăng trưởng, 5 hành lang kinh tế.

4 địa phương được lựa chọn trở thành cực tăng trưởng khu vực Đồng bằng sông Hồng trong 6 năm tới đang có tình hình kinh tế ra sao?- Ảnh 1.

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng (phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng) với 1 vùng động lực quốc gia (bao gồm thành phố Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), 4 cực tăng trưởng (gồm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng) và 5 hành lang kinh tế (2 hành lang kết nối quốc tế; 3 hành lang kết nối vùng).

Trong số 4 cực tăng trưởng, theo quy hoạch, Thành phố Hà Nội giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển của vùng và cả nước. Thành phố Hải Phòng giữ vai trò tiên phong trong phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển. Tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò là một trong những đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của vùng, đặc biệt trong phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Tỉnh Bắc Ninh giữ vai trò là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng, là địa phương kết nối trên tuyến hành lang công nghiệp quốc lộ 18.

Vậy kinh tế của 4 địa phương này đang phát triển ra sao?

Hà Nội

Theo Cục Thống kê Hà Nội, năm 2023, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh, phức tạp cùng nhiều yếu tố mới, bất ngờ, xuất hiện các rủi ro trong cả ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù vậy, kinh tế của thành phố vẫn duy trì được tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo.

Cụ thể, trong năm 2023, GRDP của Thành phố ước tính tăng 6,27% so với năm trước. Trong đó, GRDP quý 1/2023 tăng 5,81%; quý 2 tăng 5,91%; quý 3 tăng 6,22%; quý 4

tăng 7%. Cục Thống kê thành phố nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, hoạt động thương mại toàn cầu suy giảm, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về đầu ra, thị trường xuất khẩu, kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng 6,27% với xu hướng cải thiện qua từng quý là khá tích cực và đáng ghi nhận.

GRDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành đạt 151,1 triệu đồng, tăng 6,5% so với năm 2022. Cơ cấu GRDP năm 2023: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,65%; khu vực dịch vụ chiếm 64,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,32%.

Sang đến quý 1/2024, GRDP của Hà Nội ước tính tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,77%; khu vực dịch vụ tăng 5,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,94%.

Hải Phòng

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê Hải Phòng cho biết, Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố GRDP năm 2023 ước tăng 10,34% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch tăng 12,7%-13%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng, duy trì 9 năm liên tục tăng trưởng ở mức hai con số. Với kết quả này, Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất lọt nhóm có kết quả tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong năm 2023.

Sang đến quý 1/2024, GRDP của Hải Phỏng ước tăng 9,32% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 7 cả nước và thứ 3 vùng đồng bằng Sông Hồng. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,08%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,24%, đóng góp 5,9 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8%, đóng góp 3,07 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,79%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm.

Quảng Ninh

Năm 2023, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách nhưng tăng trưởng GRDP năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh ước đạt 11,03%, gấp đôi bình quân chung cả nước, đứng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng; thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 55.600 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.

GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt trên 9.400 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020, đứng đầu khu vực phía Bắc, thứ 2 cả nước. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác đối ngoại được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu. Bộ mặt từ đô thị đến nông thôn, miền núi, biên giới từ đất liền ra hải đảo thay đổi từng ngày.

Sang đến quý 1/2024, với tốc độ tăng trưởng GRDP ước tăng 8,79%, Quảng Ninh nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu cả nước, cao hơn kịch bản đề ra. Năm 2024, Quảng Ninh hướng tới mục tiêu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng ước đạt 2 con số bước sang năm thứ 10.

Bắc Ninh

Theo Cục Thống kê Bắc Ninh, năm 2023 là năm có ý nghĩa chính trị quan trọng, năm bản lề trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Với gần 2 năm đầu nhiệm kỳ, cùng với cả nước, Bắc Ninh đã tập trung cho cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, tiếp đó tình hình thế giới phức tạp, khiến khởi đầu cho việc

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

Theo đó, GRDP của tỉnh năm 2023 theo giá so sánh 2010 ước đạt 126.484 tỷ đồng, giảm nhiều 9,28% so với cùng kỳ. Theo Cục Thống kê địa phương, đây là mức giảm nhiều nhất từ trước đến nay và cũng là tỉnh có mức giảm sâu nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Xét 3 khu vực kinh tế trong năm 2023, có khu vực, Nông, lâm nghiệp, thủy sản và Công nghiệp - xây dựng đều ghi nhận giảm. Trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 13,24%, khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 2,31%; riêng khu vực dịch vụ duy trì tăng trưởng dương nhưng không cao (tăng 3,63%).

Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 220.223 tỷ đồng (tương đương 8.957 triệu USD); GRDP bình quân đầu người ước đạt 145,1 triệu đồng/người (tương đương 5.903 USD/người). Năng suất lao động theo giá hiện hành ước tính đạt 281,4 triệu đồng /lao động (tương đương 11.443 USD/lao động).

Sang đến quý 1/2024, GRDP của tỉnh theo giá so sánh 2010 ước đạt 27.765 tỷ đồng, giảm 3,83% so với cùng kỳ. Đây là mức giảm ít hơn các quý trước đó và cơ bản đúng theo diễn biến Kịch bản tăng trưởng quý I/2024 của tỉnh.

Hoàng Nguyễn

Hoàng Nguyễn