75 tuổi vẫn chạy Grab, giao hàng Shopee ở ĐNÁ: Đời mưu sinh của những 'ông bà cụ' không chỉ kiếm tiền mà còn muốn tái hòa nhập xã hội, chẳng muốn ở nhà dán mặt vào tivi

Trong khi Singapore và Thái Lan khuyến khích nâng độ tuổi tài xế công nghệ, hướng giới trẻ đến những việc làm trình độ cao khác để thúc đẩy kinh tế thì câu chuyện lại khá khác biệt ở các nước láng giềng ĐNÁ.

75 tuổi vẫn chạy Grab, giao hàng Shopee ở ĐNÁ: Đời mưu sinh của những 'ông bà cụ' không chỉ kiếm tiền mà còn muốn tái hòa nhập xã hội, chẳng muốn ở nhà dán mặt vào tivi- Ảnh 1.

Khi Rasamany Vettivelu mở ứng dụng Grab Driver vào lần sinh nhật thứ 75 của mình, thay vì nhận được lời chúc mừng sinh nhật, cụ bà này nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng tài xế với lý do đã quá lớn tuổi.

Trên thực tế, bà Vettivelu đã quá tuổi làm tài xế taxi từ lâu theo quy định 69 tuổi của Grab chi nhánh Malaysia. Cụ bà này đăng kế lái xe cho hãng khi đã ngoài 70.

"Tôi khá thất vọng vì không được làm tài xế Grab nữa bởi tôi đã làm rất tốt công việc này. Tại sao họ có thể đơn giản chấm dứt hợp đồng mà chẳng có thông báo trước nào vậy?", Cụ Vettivelu than thở vào ngày sinh nhật thứ 75 của mình.

Câu chuyện về cụ bà 75 tuổi lái Grab đã thu hút giới truyền thông tại Malaysia và Vettivelu thậm chí còn được gọi với biệt danh "Cụ bà lái Grab" (Grab Aunty).

75 tuổi vẫn chạy Grab, giao hàng Shopee ở ĐNÁ: Đời mưu sinh của những 'ông bà cụ' không chỉ kiếm tiền mà còn muốn tái hòa nhập xã hội, chẳng muốn ở nhà dán mặt vào tivi- Ảnh 2.

Cựu Bộ trưởng Giao thông Malaysia Wee Ka Siong đã đích thân gọi điện nói chuyện với cụ Vettivelu và cam kết sẽ giải quyết vấn đề này. Theo ông Wee, chính phủ Malaysia không có bất cứ quy định giới hạn độ tuổi nào cho các tài xế công nghệ và những nền tảng gọi xe nên có sự linh động về nhân sự.

Tại Đông Nam Á (ĐNÁ), dân số của nhiều nền kinh tế đang lão hóa nhanh chóng và các nền tảng dịch vụ chia sẻ (Sharing) đang trở thành cơ hội hiếm hoi để những cụ ông, cụ bà tiếp tục lao động kiếm tiền và giữ kết nối với xã hội thay vì ở nhà xem tivi.

Tuy nhiên những ứng dụng gọi xe lại đang có sự giới hạn độ tuổi cho tài xế vì lo ngại sức khỏe của họ không đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Tờ Rest of World (RoW) cho biết hầu hết các ứng dụng đều đặt giới hạn từ 55 đến to tuổi cho tài xế bất chấp luật pháp không có quy định ràng buộc nào về vấn đề này. Chính điều đó đã khiến nhiều lao động cao tuổi lo lắng họ có thể mất cơ hội hiếm hoi để tiếp tục kiếm tiền và kết nối với xã hội.

"Đành chịu thôi!"

Ông Minh (tên nhân vật đã thay đổi) là một tài xế ShopeeFood đã 63 tuổi sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Cụ ông này chẳng hề gặp vấn đề gì khi đăng ký làm tài xế giao hàng cách đây 4 năm bất chấp nền tảng này có giới hạn độ tuổi khoảng 55.

Hiện ông Minh đang khá lo lắng về việc bị loại khỏi nền tảng giao hàng trên vì đang phải chu cấp cho vợ và 1 đứa cháu.

Tồi tệ hơn, lượng đơn hàng suy giảm do kinh tế khó khăn khiến ông Minh quyết định thử đăng ký làm xe ôm cho Grab để kiếm thêm thu nhập nhưng không thành công do quá độ tuổi.

75 tuổi vẫn chạy Grab, giao hàng Shopee ở ĐNÁ: Đời mưu sinh của những 'ông bà cụ' không chỉ kiếm tiền mà còn muốn tái hòa nhập xã hội, chẳng muốn ở nhà dán mặt vào tivi- Ảnh 3.

"Nếu ShopeeFood chấm dứt hợp đồng vì tuổi tác thì tôi cũng đành chịu thôi, còn có thể làm gì nữa đây? Tôi có lẽ sẽ xin hãng gia hạn vì đã làm việc lâu năm và sức khỏe vẫn tốt, chưa bao giờ vi phạm nội quy. Thế nhưng nếu họ từ chối thì cũng đành chịu. Tôi không biết mình còn có thể làm công việc nào khác", ông Minh cho biết.

Theo Vettivelu, các nền tảng dịch vụ gọi xe công nghệ đưa ra các quy định chung về độ tuổi là không công bằng khi không xem xét đến tình trạng sức khỏe cũng như chất lượng phục vụ của từng trường hợp tài xế cao tuổi.

Tại Việt Nam, nền tảng Grab giới hạn tài xế xe ôm là 60 tuổi cho nam và 55 tuổi cho nữ, taxi là 65 và 60 tuổi tương ứng. Nền tảng ShopeeFppd thì giới hạn độ tuổi 55 còn Gojek là 70. Trong khi đó nền tảng Be thì được cho là chưa có quy định giới hạn độ tuổi tài xế.

Người phát ngôn của Grab từ chối bình luận về từng trường hợp nhưng xác nhận với RoW rằng công ty có giới hạn về độ tuổi tài xế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng dịch vụ.

"Nếu chiếu theo luật lao động thì những nền tảng này thực tế chẳng vi phạm điều gì hết khi ban hành các quy định giới hạn độ tuổi", chuyên gia Giang Thanh Long của Trường đại học kinh tế quốc dân nói với RoW.

75 tuổi vẫn chạy Grab, giao hàng Shopee ở ĐNÁ: Đời mưu sinh của những 'ông bà cụ' không chỉ kiếm tiền mà còn muốn tái hòa nhập xã hội, chẳng muốn ở nhà dán mặt vào tivi- Ảnh 4.

Trái lại, Cựu Bộ trưởng Wee tại Malaysia thì cho rằng với sự già hóa dân số nhanh, những lao động lớn tuổi đang phải quay sang các nền tảng tài xế công nghệ như một cơ hội hiếm hoi để mưu sinh trong bối cảnh kinh tế khó khăn và trợ cấp ít ỏi.

Theo ông Wee, việc chấm dứt hợp đồng lao động tài xế công nghệ chỉ dựa trên độ tuổi là quá qua loa, thay vào đó nên đặt ra các yêu cầu bắt buộc về kiểm tra sức khỏe hay chất lượng hoạt động của tài xế.

Mỗi nước một khác

Trong khi các tài xế công nghệ có thể nới lỏng độ tuổi tùy vào doanh nghiệp thì các taxi truyền thống lại không làm được điều đó vì họ buộc phải ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm cùng nhiều quy định theo luật khác.

Chính vì vậy hầu hết các hãng taxi truyền thống đều giới hạn chặt chẽ độ tuổi tài xế là dưới 50.

Theo chuyên gia Giang Thanh Long, độ tuổi tài xế càng lớn thì nguy cơ gặp tai nạn và sự cố là càng cao. Trong khi các hãng taxi truyền thống phải chi trả cho những thiệt hại này thì tài xế công nghệ buộc phải tự mình chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sự cố mà họ gây ra.

Tuy nhiên câu chuyện giới hạn độ tuổi cũng tùy theo từng quốc gia.

75 tuổi vẫn chạy Grab, giao hàng Shopee ở ĐNÁ: Đời mưu sinh của những 'ông bà cụ' không chỉ kiếm tiền mà còn muốn tái hòa nhập xã hội, chẳng muốn ở nhà dán mặt vào tivi- Ảnh 5.

Trong khi Grab ở Việt Nam và Malaysia có giới hạn về độ tuổi thì tại Thái Lan lại không có điều này. Hiện Grab đang có hơn 3.700 tài xế xe ôm trên 60 tuổi đang hoạt động ở Thái Lan dù đây là nước có tốc độ lão hóa nhanh thứ 2 ĐNÁ.

Thậm chí Grab còn thực hiện chiến dịch "Grab Wai Kao" (Grab for Old Age- Grab cho tài xế lớn tuổi) nhằm phối hợp cùng chính phủ tạo công ăn việc làm cho người lớn tuổi bằng công nghệ. Chương trình này dự kiến sẽ tuyển dụng thêm 3.000 tài xế trên 60 tuổi nữa để làm xe ôm và giao hàng nhanh.

"Những tài xế cao tuổi có kinh nghiệm, cẩn trọng và tự do về thời gian do đã nghỉ hưu. Bởi vậy tuổi tác không là vấn đề", giám đốc Worachat Luxkanalode của Grab Thái Lan cho biết.

Tại Singapore, chính phủ thậm chí yêu cầu các hãng taxi nên tuyển dụng tài xế đã ngoài 30 tuổi, chủ yếu tập trung vào tầng lớp trung niên nhằm đảm bảo tính an toàn, kỷ luật và kinh nghiệm. Điều này sẽ hạn chế được số vụ tai nạn giao thông do lái ẩu của lớp trẻ.

Ngoài ra, Singapore cũng mong muốn lớp trẻ tập trung xây dựng sự nghiệp, hướng tới những công việc trình độ cao hơn để phát triển đất nước thay vì cạnh tranh các công việc đơn giản này.

Trên thực tế khi Uber và các nền tảng công nghệ khác đến Singapore lần đầu, họ chẳng có quy định độ tuổi tối thiểu nào khiến giới tài xế taxi truyền thống cực kỳ bất mãn. Mãi đến năm 2020, chính phủ Singapore mới ban hành quy định này.

Quay trở lại với bà Vettivelu, công việc tài xế công nghệ không chỉ là nơi kiếm thu nhập mà còn là cơ hội được kết nối với cộng đồng. Cụ bà 75 tuổi ở Malaysia này muốn được gặp gỡ, giao tiếp với mọi người trên đường thay vì ngồi nhà tốn thời gian xem tivi một mình.

*Nguồn: RoW

Băng Băng

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT