Cảng Đình Vũ cần chi 200 tỷ đồng để trả cổ tức đợt 2

CTCP Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%. Với 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty phải chi 200 tỷ đồng để chi trả cổ tức đợt này.

cang-dinh-vu-can-chi-200-ty-dong-de-tra-co-tuc-dot-2-antt-1686716088.jpeg
CTCP Cảng Đình Vũ trả cổ tức đợt 2 bằng tiền mặt. Ảnh minh hoạ.

Mới đây, CTCP Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ (MCK: DVP, HoSE) vừa thông qua việc chia cổ tức đợt hai năm 2022 bằng tiền mặt với mức tỷ lệ chia cổ tức đợt 2 năm 2022 là 50%.

Theo phương án trên, tương ứng với mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu sẽ được nhận 5.000 đồng, phương thức chia bằng tiền mặt và thời gian chi trả trong tháng 7/2023. đến nay, Cảng Đình Vũ có 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty phải chi 200 tỷ đồng để chi trả cổ tức đợt này.

Hồi tháng 12/2022, Cảng Đình Vũ đã trả cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền (tỷ lệ 10%). Như vậy, cổ đông Công ty sẽ nhận về cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 60%.

Trong năm 2023, CTCP Cảng Đình Vũ đã đặt kế hoạch kinh doanh trong quý II/2023 với sản lượng 135.000 teus; doanh thu đạt 150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 60 tỷ đồng.

Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trong quý II/2023 đều thấp hơn đáng kể so với thực hiện của quý liền trước đó.

Bên cạnh đó, sản lượng quý I/2023 của Cảng Đình Vũ đạt hơn 116.000 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần ghi nhận giảm 10% so với hoạt động ở mức 128,7 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán giảm khoảng 2,5 tỷ xuống mức 61,8 tỷ đồng, tuy nhiên do doanh thu giảm nhiều khiến cho lợi nhuận gộp ghi nhận chỉ bằng 85% thực hiện quý I/2022, ở mức 66.9 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 5,8 lần cùng kỳ lên mức 18,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính lại ghi nhận giảm mạnh chỉ vỏn vẹn 102,6 nghìn đồng so với quý I năm trước là 5,6 triệu đồng. Kết quả sau khi trừ hết các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế tăng 94% lên mức 132 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng tăng 94% lên mức 105,6 tỷ đồng.

Đến hết ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Cảng Đình Vũ tăng từ 1.498 tỷ lên 1.637 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.157 tỷ đồng, chiếm 71% tỷ trọng tài sản; phần tài sản cố định đạt 105 tỷ đồng, chiếm 6% tỷ trọng.

Nợ phải trả đạt mức 148 tỷ đồng, tăng nhẹ khoảng 2% so với đầu năm, trong đó phần dự phòng phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên đến 55% số nợ, đạt mức 82 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng từ 1.383 tỷ lên 1.488 tỷ đồng.

 

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT