Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ, dài gần 64 km và từng là tuyến cao tốc dài nhất cả nước vào thời điểm hoàn thành. Sau 10 năm, các khu công nghiệp dọc tuyến cao tốc đã lấp đầy đến 80%.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 1.

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, còn có tên gọi là Quốc lộ 3 mới (ký hiệu tuyến CT07) được khởi công từ tháng 11/2009 và thông xe vào tháng 1/2014. Cao tốc đi qua 2 địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên với tổng chiều dài gần 64 km. Khi hoàn thành, đây là tuyến cao tốc dài nhất cả nước lúc bấy giờ.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 2.

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư dự án khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 6.600 tỷ đồng và vốn đối ứng Việt Nam là 3.340 tỷ đồng.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 3.

Tuyến đường có điểm xuất phát từ địa phận xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội) giao với Quốc lộ 1A mới chạy qua huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (km 152 + 400) và điểm cuối tại nút giao Thịnh Đán, kết nối với đường tránh thành phố Thái Nguyên. Trong ảnh là cầu Xuân Tảo kết nối thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 4.

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 km/h. Cao tốc từng dài nhất Việt Nam chia thành 2 đoạn là Hà Nội - Sóc Sơn với 4 làn xe cơ giới, trong đó có 2 làn dừng xe khẩn cấp, nền đường rộng 34,6 m và Sóc Sơn - Thái Nguyên với 2 làn xe cơ giới, 2 làn dừng xe khẩn cấp, nền đường rộng 34,5 m.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 5.

Trên toàn tuyến có 6 nút giao thông, 29 cầu cùng nhiều công trình khác như: Trung tâm điều khiển, trạm nghỉ và dịch vụ kỹ thuật. Trong ảnh là nút giao cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và Quốc lộ 18.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 6.

Do cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nên đây là một trong số ít đường cao tốc không thu phí. Chính vì thế người dân, doanh nghiệp thường xuyên đi lại, vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường này được hưởng lợi rất lớn.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 7.

Từ đó, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên trở thành tuyến đường quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Nó đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nhanh chóng của địa phương.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 8.

Nổi bật là từ khi có tuyến cao tốc, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên có sự bứt phá. Các dự án phát triển khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, xây dựng theo tuyến cao tốc và phát huy hiệu quả cao khi tỷ lệ lấp đầy các dự án lên tới 70-80%.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 9.

Nổi bật nhất là dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình. Tính đến 2023, tổng mức đầu tư của Samsung tại Thái Nguyên lên gần 7,5 tỷ USD (chiếm gần 73% tổng số vốn đầu tư FDI toàn tỉnh) cho các dự án tại Thái Nguyên.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 10.

Ngoài ra, còn có khu công nghiệp Điềm Thụy cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Tiêu biểu là công ty Cổ phần Petro H&M, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Test Tech Vina, Công ty Cổ phần công nghiệp Vihasu…

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 11.

Sau gần một thập kỷ sử dụng, dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã đã đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của 3 địa phương là Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh.

Cao tốc từng dài nhất Việt Nam, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ nhưng không thu phí- Ảnh 12.

Theo Quy hoạch phát triển đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh phấn đấu xây dựng đạt tiêu chuẩn để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Tương Lai, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ có vai trò càng quan trọng khi đây sẽ là tuyến cao tốc kết nối giữa Thủ đô và 2 thành phố lớn.

Thành phố tương lai là tuyến bài ảnh về các địa phương đã được phê duyệt quy hoạch, định hướng trở thành thành phố.

 

Ngọc Đẹp

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT