Chủ tịch HĐQT Vận tải biển Hải Âu từ nhiệm

Bà Phạm Thị Anh Thư là người đại diện phần vốn của Vinalines tại SSG, do Vinalines đã hoàn tất việc thoái vốn nên bà Thư xin thôi giữ chức chủ tịch cũng như từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị SSG.

chu-tich-hdqt-van-tai-bien-hai-au-tu-nhiem-antt-1710314981.jpg
Chủ tịch HĐQT Vận tải biển Hải Âu từ nhiệm. 

CTCP Vận tải biển Hải Âu (SESCO, MCK: SSG) vừa công bố đơn xin thôi chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của bà Phạm Thị Anh Thư.

Trong nội dung đơn, bà Thư cho biết bản thân là người đại diện phần vốn của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, MCK: MVN) tại SSG và trúng cử Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020-2025. Do hiện tại cho biết bản thân là người đại diện phần vốn của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines đã hoàn tất việc thoái vốn nên bà Thư xin thôi giữ chức chủ tịch cũng như từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị SSG.

Thời điểm còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Thư đại diện cho Vinalines nắm giữ 26,46% vốn của SSG.

Tháng 2/2024, Vinalines thông báo đã bán 1,32 triệu cổ phiếu đang sở hữu tại SSG để thu về gần 30 tỷ đồng. Toàn bộ cổ phiếu được phân phối cho 2 nhà đầu tư trong nước bằng phương thức đấu giá được tổ chức vào ngày 29/1.

Mức trúng giá bằng với giá chào bán là 22.300 đồng mỗi cổ phiếu, cao hơn gần 10.000 đồng mỗi cổ phiếu so với thị giá trên sàn chứng khoán. Như vậy, tổng giá trị Vinalines thu được từ thương vụ này xấp xỉ 30 tỷ đồng. Sau giao dịch, Vinalines không còn sở hữu cổ phiếu nào tại CTCP Vận tải biển Hải Âu.

Sesco hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực vận tải biển và thực hiện cổ phần hóa vào năm 2000. Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của Sesco tăng từ 15 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng. Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản của Sesco đạt gần 66 tỷ đồng

Cổ phiếu của CTCP Vận tải biển Hải Âu hiện giao dịch trên thị trường UPCoM từ năm 2011. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SSG đang giao dịch ở vùng giá 12.900 đồng với thanh khoản thường xuyên dưới 10.000 cổ phiếu mỗi phiên.

CTCP Vận tải biển Hải Âu cũng từng niêm yết trên HNX từ năm 2011, nhưng phải hủy niêm yết bắt buộc vào năm 2015 do lỗ 3 năm liên tiếp và chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM, Chuỗi thua lỗ của công ty kéo dài đến năm 2017 và bắt đầu ghi nhận kinh doanh có lãi kể từ năm 2018. Nổi bật là năm 2022, hoạt động kinh doanh của công ty ghi nhận đột phá cả doanh thu và lợi nhuận, qua đó giúp xóa toàn bộ lỗ lũy kế.

 

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT