Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp: Tây Nam Bộ xuất khẩu 10 tỷ USD thủy sản mỗi năm nhưng sân bay Cần Thơ vẫn là nội địa, đường cao tốc vẫn thiếu, cần chính sách đặc thù để doanh nghiệp không thiệt thòi

Tại phiên đối thoại khu vực đầu tiên thuộc Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp có kiến nghị để gỡ khó cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp: Tây Nam Bộ xuất khẩu 10 tỷ USD thủy sản mỗi năm nhưng sân bay Cần Thơ vẫn là nội địa, đường cao tốc vẫn thiếu, cần chính sách đặc thù để doanh nghiệp không thiệt thòi- Ảnh 1.

Ông Trần Huy Hiển, Ủy viên UBTW Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch - Giám đốc Công ty TNHH Phụ gia Thực phẩm Pha Lê.

Ông Trần Huy Hiển, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp cho biết, 20 năm làm trong ngành gạo và xuất khẩu thủy sản, ông nhận thấy khu vực kinh tế tư nhân ở Tây Nam Bộ đã và đang đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế của vùng và đất nước.

Cụ thể, 90% công ty xuất khẩu tại đây là tư nhân, riêng ngành gạo thì 60-70% là tập đoàn kinh tế tư nhân. Năm ngoái, xuất khẩu thủy sản tại khu vực này đạt 9,5 tỷ tấn, thu về 10 tỷ USD.

Theo ông Hiển, đây là con số không nhỏ và đã cho thấy phát triển nông nghiệp đang là hướng đi đúng và đóng góp nhiều cho kinh tế đất nước. Tuy nhiên để trở thành vựa lúa thì chúng ta vẫn đang phải đánh đổi bằng sự thiệt hại về môi trường.

Theo Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp, các chính sách đang có nhiều bước tiến thuận lợi nhưng khu vực Tây Nam Bộ chưa đủ môi trường phát triển. Cụ thể vẫn chưa có chính sách đặc thù cho khu vực này - nơi hệ thống nền còn yếu, logistics yếu, nếu áp dụng chính sách chung như cả nước thì thiệt thòi cho doanh nghiệp.

"Ví như công ty thủy sản hàng trăm ngàn công nhân, nhưng không được hưởng đặc thù gì, điều kiện logistics hạn chế mà chưa có chính sách ưu đãi. Trong khi vùng Tây Nam Bộ hiện nay, sân bay Cần Thơ vẫn chỉ bay nội địa, hệ thống cao tốc có quy hoạch nhưng vẫn chậm so với miền Bắc", ông Hiển ví dụ.

Trong khi đó, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại đây có 3 mức độ: nhóm tích cực là doanh nghiệp lớn, chuyển đổi sâu rộng, có truy xuất nguồn gốc, thậm chí đứng số 1 thế giới. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận chuyển đổi số rất ít. Các startup có nhận thức tốt đã linh động tham gia vào chuyển đang phát triển tốt.

"Tôi hy vọng nghị định 68 sẽ mang đến Tây Nam Bộ nhiều điều kiện đặc thù. để phát triển kinh tế tư nhân, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước. Hy vọng nghị quyết sớm đi vào đời sống", ông bày tỏ.

Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp: Tây Nam Bộ xuất khẩu 10 tỷ USD thủy sản mỗi năm nhưng sân bay Cần Thơ vẫn là nội địa, đường cao tốc vẫn thiếu, cần chính sách đặc thù để doanh nghiệp không thiệt thòi- Ảnh 2.

Nghị quyết 68 sẽ ưu tiên hậu kiểm hơn là tiền kiểm. Ông Hiển cho biết việc này sẽ buộc doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.

"Chúng ta than vãn quá nhiều nên giờ đã được làm những gì luật ko cấm. Doanh nghiệp phải có am hiểu về pháp luật và kinh doanh tử tế. Kinh doanh bằng tâm tử tế mới phát triển được. Doanh nghiệp không thể làm "giá đỗ bẩn" để bán, thời đó đã xa", ông ví von.

Thách thức thứ 2 là tính minh bạch, công bằng cao nên sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Vì vậy doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm thế chứ ko phải tư duy, thay đổi bản để hòa nhập và cạnh tranh.

Ông Trần Huy Hiển cũng cho biết, việc sáp nhập các cơ quan có thể gây nên độ trễ, tuy nhiên ông mong muốn Diễn đàn Kinh tế Tư nhân sẽ mang tiếng nói kinh tế tư nhân đóng góp vào chính sách nhà nước.

"Chúng tôi muốn các nhà chính sách lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh của các doanh nghiệp. Một khi tiếng nói của doanh nghiệp được lắng nghe sẽ trở thành một thành phần ko thể thiếu trong hành trình phát triển kinh tế tư nhân nói chung", ông nhấn mạnh.

Phan Trang

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT