Chứng khoán ngày 23/5: Loạt mã blue-chips 'sập' mạnh, VN-Index mất gần 5 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/5 chứng kiến loạt cổ phiếu trong nhóm VN30 chịu sức ép lớn, đẩy VN-Index co hẹp và chốt phiên mất gần 5 điểm.

Trong phiên giao dịch hôm nay, loạt cổ phiếu lớn trong nhóm VN30 chịu sức ép lớn từ phía bán đồng loạt giảm sâu. Rổ VN30 có 8 mã giảm trên 1%, dẫn đầu là MSN, bốc hơi 2,22%. VN30-Index đóng cửa giảm 0,53%. 

Không chỉ với nhóm blue-chips, cả nhóm Midcap lẫn Smallcap cũng đỏ lửa. Chỉ số VNMID-Index và VNSML-Index giảm nhẹ lần lượt 0,11% và 0,02%.

Chốt phiên 23/5, chỉ số VN-Index giảm 4,79 điểm, tương đương 0,45%, xuống 1.065,85 điểm.

chung-khoan-ngay-23-5-loat-ma-blue-chips-sap-manh-vn-index-mat-gan-5-diem-1684834116.jpg
Ảnh minh họa

Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng giao dịch kém khả quan. Cụ thể, BID giảm 1,24%, VIB giảm 1,39%, LPB giảm 1,06%, OCB giảm 1,16%. Trong thiểu số cổ phiếu "bơi ngược dòng" có ACB tăng 1,2%, HDB tăng 0,26%, EIB tăng 0,26%. 

Trong nhóm này đáng chú ý có cổ phiếu ACB, dù chỉ tăng 1,2% lên 25.350 đồng, nhưng ghi nhận phiên giao dịch có khối lượng cao nhất kể từ đầu tháng 2/2022 với hơn 21,7 triệu đơn vị khớp lệnh.

Cổ phiếu chứng khoán phân hóa với nhóm bật đèn đỏ gồm: SSI giảm 0,22%, VCI giảm 1,02%, VIX giảm 1,12%, BSI giảm 1,38%. Trong khi nhóm bật đèn xanh gồm: VND tăng 1,54%, HCM tăng 1,72%, FTS tăng 1,09%, TVS tăng 1,98%.

Nhóm bất động sản đa phần giao dịch tiêu cực. Các mã giảm đáng kể gồm: BCM giảm 1,41%, NVL giảm 1,12%, KDH giảm 1,35%, KBC giảm 1,65%, NLG giảm 2,1%, VCG giảm 1,46%, SCR giảm 1,76%. 
Các mã ghi nhận sắc xanh dù ít nhưng tăng ấn tượng như: HBC tăng 3,1%, CTD tăng 4,1%, SGR tăng 3,85%, EVG tăng kịch trần. 

Nhóm sản xuất với nhiều mã vốn hóa lớn "lao dốc". Cụ thể, VNM giảm 1,76%, HPG giảm 0,91%, SAB giảm 1,06%, MSN giảm 2,22%, GVR giảm 0,61%. Trong nhóm ngược dòng nổi bật nhất là DBC với mức tăng lên đến 5,21%. Thống kê 14 phiên gần đây cho thấy, cổ phiếu DBC chỉ ghi nhận duy nhất 1 phiên giảm, 1 phiên đứng giá tham chiếu, còn lại đều tăng điểm, trong đó có 1 phiên tăng kịch trần; tổng mức tăng sau 14 phiên là 30%.

Cổ phiếu năng lượng cũng phân hóa. Gây chú ý là PGV chốt phiên tăng tới 4,38%. Trong khi đó, POW tăng 0,37%. Ngược lại, GAS và PLX giảm lần lượt 1,58% và 0,66%.

Cổ phiếu bán lẻ trong tình trạng tương tự khi PNJ tăng 0,14% nhưng MWG và FRT giảm lần lượt 0,78% và 0,48%.

Cổ phiếu hàng không đồng loạt giảm với VJC và HVN lần lượt mất đi 0,5% và 0,79% giá trị.

Những mã vừa và nhỏ, có tính đầu cơ cao vẫn hút dòng tiền trong phiên này với EVG, ST8, NHA và QBS khi đều đóng cửa ở giá trần, trong đó, QBS khớp lệnh tốt nhất với gần 3,2 triệu đơn vị.

Ngược lại, nhiều cổ phiếu thanh khoản rất cao nhưng giá giảm sâu. Tiêu biểu như HSG giảm 1,24% với 238,6 tỷ đồng, KBC giảm 1,65% với 235,6 tỷ, DXG giảm 1,4% với 219,1 tỷ, VIX giảm 1,12% với 213,8 tỷ, NVL giảm 1,12% với 204,7 tỷ. VNM, VCI, GEX, VCG, MSN, VIB, HHV… cũng rớt mạnh với giao dịch cả trăm tỷ đồng thanh khoản. 

Nhóm tăng trên 3% chỉ có vài đại diện thanh khoản trên 10 tỷ đồng như ITC, CTI, SAM, DBC, CTD, CSV, REE, HBC. 

Toàn sàn HoSE có 139 mã tăng giá, 37 mã đứng giá tham chiếu và 266 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 722 triệu đơn vị, giá trị 12.860,8 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 1% về khối lượng và 2,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 53,3 triệu đơn vị, giá trị 1.018 tỷ đồng.

Tại sàn HNX có 81 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index giảm 0,11 điểm (giảm 0,05%), xuống 215,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 106,7 triệu đơn vị, giá trị 1.670,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,6 triệu đơn vị, giá trị 40,8 tỷ đồng.

Cổ phiếu DVG là điểm nhấn, khi tăng trần 6,9% lên 3.100 đồng, khớp lệnh hơn 1,51 triệu đơn vị. Các mã PVS, IDJ, AMV, TNG có mức tăng hơn 2% DDG tăng 3,1% lên 10.000 đồng dù có thời điểm tăng trần, DL1 tăng 4,4% lên 4.700 đồng, trong khi CEO, PVC, MBS, PVC, APS BCC chỉ nhích nhẹ, khớp từ 1,5 triệu đến 11,85 triệu đơn vị.

Còn sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,27%), xuống 81,00 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 47,6 triệu đơn vị, giá trị 566,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,32 triệu đơn vị, giá trị gần 59 tỷ đồng.

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT