Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes

Chiếc camera này có thể ghi lại hình ảnh với tốc độ 5000 hình/s, gấp vài chục lần camera thông thường với sai số chỉ bằng 1/10 sợi tóc.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 1.

Sáng 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao của Vinmec Times City (Hà Nội) chính thức trở thành một trong 12 trung tâm xuất sắc châu lục đạt được chứng nhận của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Đây là hệ thống tiêu chuẩn cao nhất dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các cầu thủ bóng đá châu Á.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 2.

Để đạt được điều này, trung tâm phải có cơ sở hạ tầng hiện đại. Trong đó, nổi bật nhất là Phòng thí nghiệm vận động (Motion analysis lab) đầu tiên tại Việt Nam. Các thiết bị trong phòng sẽ giúp ghi lại hình ảnh, lực sinh ra và sinh lý cơ thể trong quá trình chuyển động để đánh giá nguy cơ chấn thương, đo lường độ hiệu quả của tập luyện, xem xét việc trở lại thi đấu thể thao sau phẫu thuật... Căn phòng có giá trị 2 triệu USD (khoảng 50 tỷ đồng).

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 3.

Căn phòng được trang bị 16 camera hồng ngoại. Camera này có thể ghi lại hình ảnh 5.000 lần mỗi giây, với sai số chỉ 0,01 mm, tương đương với độ dày 1/10 sợi tóc. Mỗi chiếc có giá 700 triệu đồng, tương đương với vài năm thu nhập của một người lao động bình thường.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 4.

Trước khi tiến hành kiểm tra, bệnh nhân sẽ được gắn các điểm mốc có sơn phản quang. Từ các điểm mốc này, camera sẽ theo dõi chuyển động trong không gian 3D để từ đó ghi lại và phát hiện các bất thường về hình thái vận động và khả năng vận động (nếu có).

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 5.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 6.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bước đi, nhảy trên một cái thảm có giá 3 tỷ đồng, tương đương với một chiếc Mercedes V-Class 2021. Bên dưới chiếc thảm nhìn rất bình thường này là hệ thống cảm biến lực, có thể đo lực tác động mạnh hay nhẹ, theo phương hướng nào với sai số dưới 1/1.000.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 7.

Ví dụ từ thông tin của những thiết bị trên, kỹ thuật viên có thể theo dõi được chuyển động của khớp gối với màu đỏ là chân phải, màu xanh dương là chân trái và màu xanh lá cây là chuyển động so sánh của một người bình thường. Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy chân phải và chân trái có chuyển động lệch nhau và khác khá nhiều với người bình thường nên bệnh nhân còn cần tập luyện, theo dõi thêm.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 8.

Hay trong một hình ảnh khác, kỹ thuật viên có thể nhìn thấy vùng nào trên bàn chân đang tác động mạnh (màu đỏ) xuống sàn. Chuyển động chân trái và chân phải có ổn định hay không bằng cách theo dõi những đường thẳng màu đỏ hình chữ X. Nếu đường này nhỏ, cắt nhau tập trung ở một điểm thì 2 chân hoạt động tốt. Nếu vùng màu đỏ dày thì chứng tỏ 2 chân này rung, kém ổn định, cần điều trị thêm.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 9.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 10.

Trong phòng Thí nghiệm vận động cũng có một máy chạy khác để theo dõi chuyển động, áp suất khi chạy. Nhờ những máy móc hiện đại thế này, các bác sĩ sẽ không còn phải chẩn đoán dựa vào kinh nghiệm mà có thể quyết định chính xác việc một vận động viên đã phục hồi sau chấn thương đến đâu, có thể trở lại thi đấu hay chưa.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 11.

Bên cạnh phòng Phân tích chuyển động, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao còn có phòng tập phục hồi chức năng. Đây là nơi từng gắn bó với những cầu thủ như Nguyễn Văn Toản, Lê Văn Xuân hay dàn cầu thủ nữ từng dự World Cup như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều, Nguyễn Thị Vạn…

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 12.

Điểm khác biệt ở đây so với các phòng gym thông thường là hệ thống máy móc ghi lại chuyển động, thành tích tập luyện để kỹ thuật viên có thể đánh giá chính xác mức độ tiến bộ của bệnh nhân.

Có gì ở trung tâm y học thể thao từng điều trị cho loạt cầu thủ nổi tiếng: Mỗi cái camera cũng 700 triệu đồng, bằng mấy năm tiền lương, cái thảm dậm nhảy đắt như xe Mercedes- Ảnh 13.

Chương Thị Kiều, nữ cầu thủ từng phải phẫu thuật cùng lúc 2 chân tại bệnh viện Vinmec đã dành mỗi ngày, chị tập 8 tiếng với các kỹ thuật viên. Sau 6 tháng, chị có thể chạy nhảy, tháng thứ 9 thì có thể trở lại tập luyện cùng đội. Và trong lần ra sân đầu tiên tại World Cup 2023, chị đã trở lại chỉ huy hàng phòng ngự của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu với đội tuyển Mỹ.

Y học thể thao không chỉ dành cho vận động viên

Giáo sư, bác sĩ Trần Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và y học thể thao - Vinmec Times City cho biết khi đời sống người dân được nâng lên thì số người chơi thể thao phong trào và bán chuyên cũng gia tăng. Hiện 95% bệnh nhân của trung tâm là người chơi thể thao phong trào. Tuy nhiên, trung tâm không mong muốn điều đó. Trung tâm mong muốn người chơi thể thao phong trào trước hết phải không chấn thương và sau đó là khoẻ hơn, vui hơn.

Vì thế, tôi cho rằng ở các giải đấu thể thao phong trào cũng cần có đội ngũ y học thể thao, có thể không bằng các đội tuyển quốc gia nhưng cũng phải ở một mức nào đó để đảm bảo an toàn cho người tham gia, giảm nguy cơ chấn thương.

 

Bài và ảnh: Việt Hùng

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT