Công trường làm lộ 18 tấn 'gỗ hóa ngọc' quý hiếm, khiến ‘Đông phương thần mộc’ và mạch kho báu mới hiện ra, công nghệ sẵn sàng vào cuộc
Mạch kho báu sâu 100m dưới lòng đất được khai mở nhờ công nghệ hiện đại.
Năm 2019, một khối gỗ hóa ngọc khổng lồ đã vô tình được phát hiện tại Mỏ sắt Beishan tại thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà bắc (Trung Quốc). Kích thước khổng lồ của khối gỗ này được xem là hiếm có trên thế giới và có giá trị nghiên cứu cao.
Gỗ hóa ngọc được tìm thấy trong khu vực khai thác mỏ, phần trên vẫn bị chôn vùi trong núi, phần giữa đã lộ ra với kết cấu rõ ràng, và phần dưới có thể còn chưa được khai quật hết. Công trường mỏ sắt Beishan cho biết khối gỗ này đã được đào ra ít nhất hai năm trước, nhưng họ không nhận ra giá trị của nó. Rất may, kỹ sư Yang – là một chuyên gia địa chất đã phát hiện ra.
Sau khi báo cáo lên cơ quan chức năng, các chuyên gia đã đo đạc và ước tính khối gỗ này cao khoảng 20 mét, đường kính lộ ra khoảng 6 mét, rộng nhất có thể đạt tới 9 mét, nặng 18 tấn. Gỗ hóa ngọc là loại cây bị chôn vùi hàng trăm triệu năm, các chất hóa học trong địa tầng như silica, sắt sunfua, canxi cacbonat thẩm thấu vào và thay thế thành phần gỗ ban đầu, giữ lại cấu trúc của cây. Vì chứa nhiều silic và có kết cấu giống ngọc bích, nó còn được gọi là ngọc cây.
Với dấu vết của khúc gỗ hóa ngọc này, các chuyên gia tin rằng sẽ còn nhiều khúc gỗ hóa thạch khác nằm trên núi Bắc Sơn, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà bắc (Trung Quốc), Sở Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn tỉnh Hà Bắc và Chính quyền Nhân dân thành phố Trương Gia Khẩu đã mở các cuộc khảo sát và phát hiện rất nhiều cây cổ thụ quý hiếm.
Đáng chú ý, đoàn chuyên gia đã phát hiện cây bồ đề đã 1.000 năm tuổi, được ví như là Đông phương thần mộc. Sau đó, Sở Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn tỉnh Hà Bắc và Chính quyền Nhân dân thành phố Trương Gia Khẩu đã lập một tấm bảng rằng đây là loại cây cần được bảo vệ đặc biệt.
Trên thực tế, các nhà địa chất đã tiến hành phân tích chi tiết về cấu trúc địa chất và các điều kiện môi trường cổ đại nhờ vào gỗ hóa ngọc. Những mẫu gỗ này cung cấp thông tin về các điều kiện môi trường như nhiệt độ và áp suất trong quá khứ, giúp định hướng cho các cuộc thăm dò khoáng sản tiếp theo.
Sau nhiều cuộc khảo sát đã xác định được những tầng đất giàu khoáng sản, mỏ sắt Beishan đã được mở rộng thêm, một số lượng lớn trữ lượng quặng sắt đang nằm ở độ sâu từ 50 - 100 mét dưới mặt đất.
Tính đến nay, mỏ sắt tại Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà bắc (Trung Quốc) có trữ lượng lên tới 416 triệu tấn. Đặc biệt, các mỏ khoáng sản tại đây nằm gần các mạch nước suối, nước ngầm nên việc mở rộng khai thác cần sử dụng công nghệ để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường xung quanh.
Về công nghệ khai thác quặng sắt, hệ thống khoan thông minh được sử dụng dựa trên các ống khoan chạy bằng cáp, các hệ thống khoan điện thông minh dưới lòng đất sẽ được phát triển với năng lượng đến từ các dụng cụ khoan điện trên mặt đất hoặc dưới lòng đất.
Hệ thống này dựa vào dây cáp để cung cấp điện nên cấu trúc của có thể được đơn giản hóa rất nhiều so với hệ thống cũ. Theo đó, máy phát tuabin, bộ mã hóa, bộ giải mã, CPU, bộ lưu trữ dữ liệu… không còn cần thiết nữa, giúp dễ dàng đạt được thời gian thực, hình ảnh, hướng dẫn thông minh và từ xa, từ đó nâng cao hiệu quả và độ chính xác của việc định vị. Toàn bộ hoạt động của hệ thống sẽ được theo dõi bởi trung tâm điều khiển thông minh thời gian thực từ xa.
Để đạt được mục tiêu bảo tồn năng lượng và giảm phát thải, sản xuất khoáng sản sạch và sử dụng hiệu quả chất thải khoáng sản, nâng cao tính thân thiện với môi trường trong sản xuất mỏ, Trung Quốc đã tích cực sử dụng các thiết bị cảm biến và công nghệ thông minh kỹ thuật số.
Các công nghệ này giúp giám sát môi trường sinh thái trong khu vực khai thác mỏ và khu vực lân cận nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và phục hồi sinh thái. Từ đó, tăng cường phát hiện môi trường địa chất, sử dụng công nghệ giám sát viễn thám toàn diện để cảm nhận sự ổn định của sườn đồi và tăng cường các thảm họa địa chất như lở đất ở sườn núi và xung quanh khu vực mỏ quặng.