Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh

Vũ Ngọc Quỳnh

Cơ quan quản lý sẽ sửa đổi một số quy định tại 4 thông tư nhằm cải thiện 2 nhóm vấn đề chính là ký quỹ trước giao dịch và yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin bình đẳng, kịp thời của nhà đầu tư nước ngoài.

cong-ty-dai-chung-se-phai-cong-bo-thong-tin-bang-tieng-anh-antt-1711009266.jpg
Thông tư mới sẽ quy định lộ trình các doanh nghiệp phải công bố thông tin bằng tiếng Anh. Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng của tổ chức xếp hạng.

Cụ thể, cơ quan quản lý sẽ sửa đổi một số quy định tại 4 thông tư nhằm cải thiện 2 nhóm vấn đề chính là ký quỹ trước giao dịch và yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin bình đẳng, kịp thời của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng quốc tế, khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam “còn hạn chế, cần phải cải thiện”, cụ thể gồm các thông tin công bố từ các công ty niêm yết bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Một khảo sát thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, chỉ khoảng 10% các công ty niêm yết công bố thông tin (CBTT) và báo cáo tài chính bằng tiếng Anh và đa phần các công ty này là các công ty có vốn hóa lớn. Chính vì vậy, một số ý kiến cho rằng, việc buộc các doanh nghiệp công bố thông tin song ngữ sẽ có tác động lớn đến các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán như tăng chi phí, tăng nhân sự, khó đáp ứng tính chính xác và kịp thời… nên ảnh hưởng đến tính tuân thủ của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, trong đề xuất lần này, cơ quan quản lý cũng sẽ xây dựng theo hướng cân nhắc tính toán về tính phù hợp, khả thi vừa đảm bảo mục tiêu nâng hạng, vừa đảm bảo doanh nghiệp triển khai có lộ trình. Cụ thể hơn, cơ quan quản lý đề xuất theo hướng xác định danh sách công ty đại chúng bắt buộc tuân thủ việc mô lớn CBTT định kỳ bằng tiếng Anh kể từ ngày 1/1/2025 và công bằng tiếng Anh trong ngắn hạn và dài hạn. Phân loại mức độ toàn diện của thông tin cần được công bố đối với các công ty đại chung quy mô nhỏ và các công ty đại chúng quy mô lớn.

Được biết, hiện tại, số lượng công ty đại chúng tính đến thời điểm 31/12/2023 là 1.733 công ty, trong đó có 1,069 công ty đại chúng quy mô lớn có vốn góp chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên. Do vậy, việc CBTT bằng tiếng Anh sẽ áp dụng trước cho các công ty đại chúng quy mô lớn đối với các thông tin công bố định kỳ. Các công ty đại chúng có vốn góp chủ sở hữu dưới 120 tỷ đồng và việc CBTT bất thường, theo yêu cầu sẽ thực hiện sau theo lộ trình.

Cụ thể, dự kiến công ty niêm yết công ty đại chúng quy mô lớn CBTT định kỳ bằng tiếng Anh kể từ ngày 1/1/2025 và CBTT bất thường, theo yêu cầu bằng tiếng Anh kể từ ngày 1/1/2026. Công ty đại chúng còn lại sẽ CBTT định kỳ bằng tiếng Anh kể từ ngày 1/1/2027 và CBTT bất thường, theo yêu cầu bằng tiếng Anh kể từ ngày 1/1/2028. Các Sở giao dịch chứng khoán, Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam cũng phải CBTT bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Ngoài ra, một trong các rào cản lớn khiến thị trường chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các thị trường trong khu vực là yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện ký quỹ 100% trước khi thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không được vay margin theo quy định của pháp luật ngân hàng.

Để gỡ vấn đề liên quan đến yêu cầu ký quỹ trước giao dịch trên, đại diện cho biết UBCKNN đang rà soát kỹ các giải pháp, đặt ra các điều kiện chỉ các công ty chứng khoán đáp ứng đủ mới có thể cho phép nhà đầu tư nước ngoài đặt lệnh mua mà không cần có đủ 100% tiền. Liên quan đến nội dung này, có hai văn bản cần sửa đổi là Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán với các nội dung liên quan đến vấn đề điều kiện cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán và Thông tư 120/2020/TT-BTC giao dịch cổ phiếu niêm yết.

Hà Anh (t/h)