Đã giàu lại giàu thêm: Quốc gia GDP 29.000 tỷ USD phát hiện kho báu 400 triệu năm tuổi chứa hàng trăm tỷ m3 khí đốt, khai thác hàng thế kỷ cũng chưa hết
Mỹ tính toán khai thác nguồn tài nguyên này sẽ tạo ra 280.000 việc làm và hàng tỷ đô la giá trị kinh tế.
Theo Ecoticias, Mỹ đang sở hữu Marcellus Shale, một mỏ đá cổ được hình thành cách đây 400 triệu năm, chứa một khối lượng khổng lồ 262 tỷ m3 tài nguyên khí đốt tự nhiên. Lượng tài nguyên năng lượng khổng lồ này được định vị là nguồn năng lượng quan trọng đối với Mỹ.
Các mỏ đá phiến đen hình thành nên Marcellus Shale tồn tại trong các vùng phía bắc của lưu vực Appalachian. Nhiều tiểu bang, bao gồm New York và Pennsylvania, cùng với Ohio và Tây Virginia, cũng như Maryland và Tennessee và Virginia và Kentucky, tạo thành ranh giới của hệ tầng địa chất này. Marcellus Shale trải rộng 246.000 km2, với độ sâu từ 1,2 đến 2,4 km dưới lòng đất.
Sự rộng lớn đáng kể của khu vực giúp nó lọt vào danh sách các bể chứa khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy Marcellus Shale chứa 11,6 nghìn tỷ m3 tài nguyên khí đá phiến. Các nhà khoa học ước tính lượng khí đốt bị mắc kẹt trong khối đá cổ này có thể cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho người tiêu dùng Mỹ trong nhiều thế kỷ tới. Việc khai thác của nguồn tài nguyên này phụ thuộc vào những công nghệ tiên tiến hiện đại như phương pháp khoan ngang và phương pháp nứt vỡ thủy lực.
Nếu được khai thác hiệu quả, Marcellus Shale có thể chuyển đổi nền kinh tế Mỹ. Việc tăng cường khả năng tiếp cận của mỏ khí đốt tự nhiên này sẽ dẫn đến việc tạo ra hàng nghìn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Marcellus Shale có tiềm năng tạo ra 280.000 vị trí việc làm và tạo ra hơn 6 tỷ USD tiền tài trợ công.
Theo dự báo kinh tế, mỗi giếng mới được khoan trong hệ tầng này có thể mang lại trung bình 4 triệu USD hoạt động kinh tế cho các cộng đồng địa phương, thúc đẩy doanh thu của tiểu bang, thu nhập thuế và tỷ lệ việc làm.
Về công nghệ, phương pháp thủy lực nứt vỡ được sử dụng khai thác khí đốt tự nhiên từ Marcellus Shale, nhưng phương pháp này đã gây ra nhiều lo ngại về môi trường. Do đó cần có sự tiến bộ của công nghệ cho phép ngành công nghiệp tiếp cận các nguồn năng lượng trong khi vẫn bảo tồn được trữ lượng nước uống và ngăn ngừa tác hại đến môi trường. Để giảm thiểu những rủi ro này, Bộ Môi trường Maryland đã xây dựng các quy định đề xuất để điều chỉnh hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí, bao gồm các công nghệ hiện tại như thủy lực nứt vỡ và khoan ngang.
Cam kết liên tục phát triển nguồn tài nguyên khí đốt tự nhiên ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng hiệu quả trữ lượng của Marcellus Shale, từ đó định hình tương lai năng lượng quốc gia bền vững.
Marcellus Shale đại diện cho một cơ hội có một không hai để Mỹ đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, lâu dài. Nếu được khai thác hiệu quả, nguồn năng lượng này có thể giúp hạ giá khí đốt, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài và giúp Mỹ là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về xuất khẩu khí đốt tự nhiên.
Khánh Vy