Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng nâng cấp tuyến Quốc lộ kết nối 2 tỉnh miền Tây

Đây là tuyến trục ngang nối hai tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có vai trò quan trọng trong thông thương hàng hóa, kết nối hai tỉnh đi các nơi.

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng để “nâng cấp

Vừa qua Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT vừa có Tờ trình số 3089/TTr - BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ tại Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

Tờ trình này được Bộ GTVT phát đi sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ bao gồm: Quốc lộ 53, Quốc lộ 62 và Quốc lộ 91B tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng nói, Quốc lộ 52 dài 168 km, nối liền 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, với điểm xuất phát tại ngã ba giao nối Quốc lộ 1 thuộc phường 9, thành phố Vĩnh Long, đi qua thành phố Trà Vinh.

Đây là tuyến trục ngang nối hai tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có vai trò quan trọng trong thông thương hàng hóa, kết nối hai tỉnh đi các nơi. Trên quốc lộ này, nhiều đoạn dù mặt đường còn tương đối tốt nhưng hẹp chiều ngang, chưa có hệ thống thoát nước, phương tiện lưu thông đông đúc. Thời điểm mưa lớn, triều cường khiến nhiều đoạn ngập cục bộ làm giao thông khó khăn. Việc quốc lộ 53 được nâng cấp, mở rộng sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao thương người dân hai tỉnh nhiều năm qua.

Các đoạn tuyến Quốc lộ 53 được đưa vào Dự án gồm: cầu Ngã Tư (dự kiến từ Km7+820 đến Km8+730); đoạn Long Hồ - Ba Si, điểm đầu tại Km11+295, điểm cuối dự kiến tại Km56+180. Chiều dài đầu tư khoảng 41 km, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, bao gồm 2 làn xe cơ giới rộng 2x3,50m, 2 làn xe thô sơ rộng 2x2 m và lề đường rộng 2x0,50m.

Theo thông tin từ Bộ GTVT, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 9.297,12 tỷ đồng, tương đương khoảng 389,39 triệu USD. Trong đó, chi phí cho việc nâng cấp Quốc lộ 53 ước tính là 2.601 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là 4 năm kể từ thời điểm dự án được cấp có thẩm quyền bố trí vốn (dự kiến từ năm 2024 - 2027).

Việc phân chia dự án thành 3 phần riêng biệt gồm: Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 53; Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 62; và Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91B sẽ giúp quá trình triển khai và đưa vào sử dụng được thực hiện thuận lợi, không phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành của các dự án khác.

Dự án dự kiến sẽ vay vốn từ WB với khoản tiền khoảng 267,44 triệu USD (tương đương khoảng 6.385,41 tỷ đồng), được sử dụng cho các mục đích như chi phí xây dựng, thiết bị trước thuế; chi phí tư vấn giám sát thi công và một số dịch vụ tư vấn theo chính sách của WB trước thuế; cùng với việc dự trữ kinh phí cho các mục tiêu trên.

Bộ GTVT cũng cho biết rằng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cơ bản đã được phê duyệt, tuy nhiên tổng mức đầu tư dự kiến đã tăng khoảng 2.139,06 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 646/QĐ-TTg ngày 7/6/2023. Điều này chủ yếu là do tăng chi phí xây dựng và chi phí giải phóng mặt bằng.

Được biết, khi hoàn thành, dự án sẽ nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông đường bộ, kết nối các khu vực và tỉnh thành như Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngọc Hiền

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT