DN dệt may Việt Nam “mơ” gia nhập cuộc chơi R&D thế giới: Đã đưa 40% cây tre, cà phê, bạc hà… vào vải sợi và tìm ra 6 giải pháp tái chế đồ cũ

Faslink đang xuất kiến những hoạt động “đem chuông đi đánh xứ người” thông qua việc xuất khẩu những sản phẩm thời trang xanh, làm từ sợi cà phê, bạc hà, sen…; muốn đại diện cho ngành R&D thị trường dệt may Việt Nam để đi ra nước ngoài.

"Chúng tôi đang nỗ lực chứng minh dệt may Việt Nam có thể gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng của dệt may thế giới", chia sẻ đáng chú ý của bà Trần Hoàng Phú Xuân – CEO Faslink Việt Nam tại Tọa đàm ‘Định nghĩa Mới về Thành công – Cùng Doanh nhân Nữ Phát triển Bền vững’. Đây là Toạ đàm đầu tiên được Quỹ Đầu tư Beacon Fund và Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE) phối hợp tổ chức.

CEO Faslink lần đầu kể lý do chuyển đổi sang làm sợi vải tre, bạc hà, cà phê…

Faslink thành lập từ năm 2008, được hợp nhất từ CTCP May mặc Xuân Phương Nam và Công ty Vải sợi May mặc An Thuận Phát. Doanh nghiệp là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam cung cấp đồng phục may đo cho các doanh nghiệp lớn. Trong lúc tìm kiếm nguyên liệu, CEO chợt nhận ra thị trường vải vóc ở Việt Nam đã rất cũ.

Đến năm 2019, Faslink trở thành công ty đầu tiên trên thế giới thương mại thành công được polo, sơ mi từ sợi café. Hoặc như vải sợi sen, Công ty cũng là những người tiên phong trên thế giới làm ra chiếc sơ mi sen.

Tổng hợp đến cuối năm 2022, tổng sản lượng Công ty đạt hơn 5 triệu mét, trong đó các dòng nguyên liệu có nguồn gốc từ nhiên chiếm 40% (thành phần gồm sen, bạc hà, cà phê, cây tre…). 2022 cũng là năm Faslink đại diện thương hiệu Việt Nam phát biểu về thời trang bền vững và kinh tế tuần hoàn tại Hội nghị APEC.

"Từ lúc bắt đầu, chúng tôi cũng hơi bất ngờ vì cách đây 18 năm chúng tôi được biết ngành thời trang là ngành ô nhiễm thứ 2 thế giới. Chúng tôi muốn làm công việc của mình với những tác động ít tiêu cực nhất có thể. Và chúng tôi đã chọn con đường thời trang bền vững", bà Xuân bày tỏ về lý do chuyển đổi sang thời trang bền vững.

"Chúng tôi mơ rất lớn như rất đáp đất"

DN dệt may Việt Nam “mơ” gia nhập cuộc chơi R&D thế giới: Đã đưa 40% cây tre, cà phê, bạc hà… vào vải sợi và tìm ra 6 giải pháp tái chế đồ cũ- Ảnh 1.

Ảnh: Bà Xuân chia sẻ tại Toạ đàm ‘Định nghĩa Mới về Thành công – Cùng Doanh nhân Nữ Phát triển Bền vững’.

Trong khoảng 3-4 năm đầu tiên, Công ty theo CEO thực sự rất khó khăn. Nguyên nhân chính do những giới hạn trong sự hiểu biết, và thị trường Việt Nam lúc bấy giờ chưa tiếp nhận khái niệm thời trang bền vững.

Khởi nghiệp với với 4 máy may nội địa cũ của Nhật, thậm chí không có tiền để mua máy may mới, Faslink phải đối mặt với thử thách kép: vừa sáng tạo đói mới, nhưng phải có lãi vì cơm áo gạo tiền của những startup là một vấn đề phải đáp ứng.

Linh hoạt với tình hình tài chính eo hẹp, cách làm của Faslink luôn là nghiên cứu kĩ trước khi bắt đầu. "Chúng tôi mơ rất lớn như rất đáp đất", bà Xuân nói. Và từ những năm đầu khởi nghiệp, Faslink đọc nhiều về những mô hình công ty lý tưởng trên toàn cầu, chẳng hạn như Procter & Gambel.

"Cá nhân tôi yêu công ty đó đến nỗi dành 2 năm để xin vào nhưng không được, rớt liên tục phỏng vấn. Sau đó, tôi khởi nghiệp luôn. Sau này nghĩ lại, tôi thấy mình khá lì lợm để theo đuổi mục tiêu của mình.

Cũng vì quá yêu công ty đó, mục tiêu khách hàng bán được đầu tiên phải là Procter & Gambel, cũng chính là khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ của Faslink. Tôi nghĩ rằng khi mình có những người thầy để neo vào và cố gắng để làm được thì đó là một điểm neo chắc, ít nhất về mặt tinh thần và phương pháp thực hiện", CEO chia sẻ.

Hiện, Faslink vẫn đang tiếp tục học tập các công ty lớn. Có 2 công ty mà đội ngũ Faslink rất ngưỡng mộ, bao gồm (i) một công ty gia đình, đã tồn tại 138 năm, và (ii) một công ty niêm yết, là tập đoàn tồn tại 186 năm. Đáng nói, Faslink đang hợp tác với công ty "idol" của mình. Trong đó, 30% hai bên nói chuyện về công việc, 70% Faslink dành để hỏi họ rất nhiều về cách họ hoạt động trong vòng từng đấy năm.

Thời trang bền vững không chỉ là nguyên liệu tự nhiên, mà bao gồm cả phương thức làm việc, cách tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, cách bán hàng

DN dệt may Việt Nam “mơ” gia nhập cuộc chơi R&D thế giới: Đã đưa 40% cây tre, cà phê, bạc hà… vào vải sợi và tìm ra 6 giải pháp tái chế đồ cũ- Ảnh 2.

Ảnh: Áo sơ mi Faslink được làm từ vải sợi gốc bã cà phê.

Trong lần trò chuyện mới này, bà Xuân nhấn mạnh không dùng từ "dệt may" bền vững, mà phải gọi là "ngành thời trang" bền vững. Bởi, nói về cốt lõi bền vững, mọi người hay nghĩ thời trang bền vững là vật liệu, song theo bà Xuân không phải. Thời trang bền vững bao gồm phương thức làm việc, cách tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, cách bán hàng.

"Có rất nhiều phương thức để mình chọn. Hiện nay, khi chọn đi theo bền vững, chúng tôi thấy rất bận rộn. Ngay khi thị trường không bán được trong nhiều năm vừa qua, chúng tôi vẫn rất bận vì bền vững đã thúc đẩy cho mình rất nhiều việc để là", bà nói.

Ví dụ, sắp tới Faslink sau 2 năm nghiên cứu đã có ít nhất 6 giải pháp cho việc tái chế quần áo cũ, tìm được rất nhiều đối tác để phối hợp và trả lời cho các khách hàng. Đơn cử như những công ty đa quốc gia, họ yêu cầu Faslink phải thu hồi được đồ cũ của họ và cho Công ty khoảng 2 năm để giải quyết bài toán này.

Tri Túc

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT