Dồn dập tin vui từ "siêu dự án" 12 tỷ USD, doanh nghiệp nào có thể hưởng lợi sớm nhất?

Vietcap cho rằng dự án Lô B đã đạt được một số mốc tiến độ quan trọng đảm bảo việc thực hiện dự án thượng nguồn và trung nguồn.

Lô B được đánh giá là siêu dự án với vốn xây dựng cơ bản đạt 12 tỷ USD, vòng đời 23 năm với hai giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng từ năm 2024-2027 và giai đoạn khai thác và mở rộng từ năm 2028-2050. Lô B bao gồm 3 phân khúc là thượng nguồn (phát triển mỏ khí), trung nguồn (vận chuyển khí) và hạ nguồn (phát điện).

Nhiều tin vui cho siêu dự án 12 tỷ USD 

Trong báo cáo mới đây, Vietcap cho rằng dự án Lô B đã đạt được một số mốc tiến độ quan trọng đảm bảo việc thực hiện dự án thượng nguồn và trung nguồn. 

Vào ngày 28/3/2024, Công ty TNHH Thăm dò Dầu Mitsui ("MOECO") đã ban hành quyết định đầu tư cuối cùng (FID). MOECO đầu tư 740 triệu USD phát triển cả khâu thượng nguồn và trung nguồn trong Giai đoạn 1 của dự án Lô B.

Vào ngày 2/4, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện (QHĐ) VIII với mục tiêu vận hành thương mại (COD) các nhà máy điện Ô Môn II, III & IV vào năm 2027/2030/2028 để sử dụng nguồn khí từ dự án Lô B. 

Ngoài ra, tại ĐHCĐ gần đây của VCB, VCB đã công bố kế hoạch giải ngân khoảng 1 tỷ USD vốn cho dự án Lô B từ quý 2 trở đi. Theo Tổng Giám đốc PVS, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể tiến hành dự án mà không cần cấp FID.

Theo các doanh nghiệp trong ngành, các bên liên quan đã thống nhất giá khí của dự án Lô B sẽ ở mức 12-14 USD/triệu BTU. Sản lượng khí hợp đồng chimế khoảng 90%. Trong khi đó, sản lượng điện hợp đồng sẽ được giải quyết thông qua điều chỉnh một số thông tư trong giai đoạn 2025-2026, cho phép các nhà máy điện Ô Môn đứng ngoài thị trường phát điện cạnh tranh.

Mới nhất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công văn phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn. Việc phê duyệt này là một trong các bước quan trọng đẩy nhanh tiến độ của Dự án Đường ống khí Lô B - Ô Môn. Theo đó, Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn có tổng mức đầu tư gần 1,3 tỷ USD. Đây là một phần thuộc Dự án điện khí Lô B - Ô Môn trị giá gần 12 tỷ USD.

Vietcap giữ nguyên dự báo dự án lô B sẽ chính thức khởi công vào cuối tháng 6/2024.

"Chúng tôi kỳ vọng việc ký kết đầy đủ hợp đồng EPCI (tư vấn, thiết kế – mua sắm thiết bị – xây dựng, lắp đặt trên biển) số 1,2,3 sẽ diễn ra trước ngày 30/6 để chính thức vận hành dự án Lô B", đội ngũ phân tích đánh giá.

Doanh nghiệp nào hưởng lợi sớm nhất?

11.PNG

Theo Vietcap, PVS dự kiến là công ty hưởng lợi sớm nhất từ dự án Lô B. Bởi công ty này sẽ giành được 5,8 tỷ USD từ các hợp đồng M&C bắt đầu từ năm 2024 và 1 hợp đồng cho thuê kho nổi chứa dầu bắt đầu từ năm 2028. Ngoài ra, sẽ có nhu cầu về các tàu dịch vụ dầu khívà các dịch vụ vận hành & bảo dưỡng (O&M) cho kho nổi chứa dầu, đây sẽ là nguồn lợi nhuận tiềmnăng khác cho PVS trong suốt vòng đời của dự án.

PVD có tiềm năng thuê 2 giàn khoan và có các hợp đồng dịch vụ giếng khoan cho dự án Lô B (tổng giá trị hợp đồng ước tính đạt 2 tỷ USD). Có khoảng 944 giếng ở dự án Lô B và các giếng này sẽ được khoan bởi 2 giàn khoan trong giai đoạn 2026-2050.  Vietcap kỳ vọng doanh thu tiềm năng từ các dịch vụ liên quan đến giếng khoan của PVD sẽ như nhau trong cả 2 kịch bản trong giai đoạn 2026-2050. Lợi nhuận trung bình từ hoạt động khoan và các dịch vụ liên quan đến giếng khoan của 2 kịch bản là 267 triệu USD trong giai đoạn 2026-2050.

Với GAS, Vietcap ước tính doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu và LNST tiềm năng đạt lần lượt 3,6 tỷ USD và 2,1 tỷ USD từ hoạt động vận chuyển khí cho dự án Lô B. Cước phí vận chuyển khí cho Lô B là 1,9 USD/triệu BTU vào năm 2027 và cước phí này tăng 2% mỗi năm. Ngoài ra, sản lượng khí có khả năng đạt 5-7 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2027-2050. Bên cạnh đó, GAS sở hữu 51% cổ phần trong đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn.

PVB sẽ có lợi nhuận tăng mạnh trong giai đoạn 2025-2027 từ hợp đồng bọc ống dẫn khí tiềm năng trị giá 100-130 triệu USD cho Lô B. PVB là công ty con của GAS và là công ty Việt Nam duy nhất đang hoạt động trongthị trường bọc phủ đường ống. Vietcap tin rằng PVB sẽ ghi nhận lợi nhuận khả quan trong giai đoạn 2025-2027 nếu các dự án dầu khí mới như Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2B và mỏ khí Lô B bắt đầu triển khai vào năm 2024. 

Đội ngũ phân tích kỳ vọng PVB có khả năng giành được các hợp đồng bọc đường ống trị giá 130 triệu USD cho dự án Lô B, tương ứng lợi nhuận của công ty có thể tăng trong giai đoạn 2025-2027 và tiến gần đến mức đỉnh. Ngoài ra, PVB có bảng cân đối kế toán không nợ vay và ghi nhận chi phí khấu hao ở mức thấp vì hầu hết máy móc của công ty đã khấu hao gần hết.

Mai Chi

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT