Đường hầm khó xây dựng nhất Trung Quốc: Dài 173m, mất 6 năm mới đào xong, công nghệ đằng sau gây chấn động thế giới

Trung Quốc khiến thế giới kinh ngạc với dự án hầm 173m mất tới 6 năm để đào. Đặc biệt, dự án này đã thúc đẩy Trung Quốc nghiên cứu nhiều công nghệ để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Là một nước lớn, Trung Quốc đã tạo ra nhiều công trình hiện đại trên toàn thế giới trong quá trình phát triển. Trung Quốc từng làm thế giới kinh ngạc khi mở đường hầm Humaling, nơi được coi là khó khăn nhất để xây dựng đường hầm. Trên thực tế, một đoạn thuộc đường hầm này có tên là hầm Tofu Nao dài 173 mét và phải mất 6 năm để đào, điều đó cho thấy việc xây dựng vô cùng khó khăn.

Đường hầm Humaling nằm ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Đường hầm này đi qua khu vực có độ ẩm đất xung quanh rất cao, đặc biệt là sự hóa lỏng nghiêm trọng của đá xung quanh nên việc xây dựng gặp nhiều thử thách.

Hơn nữa, thời tiết không thể kiểm soát nên khả năng sập đổ sau mưa là rất cao, vì vậy xét đến vấn đề an toàn, đội ngũ kỹ sư Trung Quốc đã không thể tiến hành thi công trong một khoảng thời gian. Ngoài ra, do nằm gần hồ chứa, sông ngòi nên nguy cơ nước, cát dâng xung quanh hầm cần được cân nhắc trong quá trình thi công, đây cũng là điều mà đội ngũ kỹ sư phải cân nhắc hàng đầu.

Những vấn đề này không chỉ cản trở lớn đến tiến độ thi công mà còn cản trở đội thi công tiến về phía trước, đội kỹ sư Trung Quốc đã ngay lập tức tìm cách giải quyết.

Sau nhiều nỗ lực và vô số lần thất bại, cuối cùng Trung Quốc đã tìm ra giải pháp cho vấn đề, đó là kết hợp các công nghệ mới nhất cùng phương pháp đào sáu bước kết hợp phương pháp đào chín bước và một loạt các phương pháp khác. Điều này đã gây chấn động thế giới vào thời điểm đó.

Mặc dù đã tìm ra giải pháp nhưng trong quá trình thực hiện vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mỗi bước đi là một nỗ lực mới, trong quá trình đó xảy ra nhiều khó khăn với quy mô khác nhau.

Về công nghệ xây dựng hầm, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống công nghệ lá chắn kỹ thuật số để đào hầm. Hệ thống kỹ thuật này giúp lắp ráp phân đoạn tự động và vận chuyển vật liệu tự động để tiếp tục cải thiện tính ổn định của chất lượng đường hầm và hiệu quả của việc thi công đào. Lá chắn thông minh kỹ thuật số sẽ tỏa sáng trong việc xây dựng các đường hầm giúp đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Hơn nữa, Trung Quốc còn kết hợp công nghệ xây dựng các đường hầm cát mịn để giải quyết một số vấn đề gặp phải trong quá trình xây hầm Tofu Nao.

Để giải quyết vấn đề sạt lở đá trong quá trình xây dựng, Trung Quốc đã đặc biệt phát triển một công nghệ địa chất mới. Công nghệ này ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có thể giám sát chặt chẽ môi trường khu vực trong đường hầm, đánh giá khả năng xảy ra sự cố sạt lở đá dựa trên các dữ liệu đo lường. Sau khi phân tích các thông số, công nghệ này sẽ nhắc nhở các kỹ sư tránh xây dựng ở những khu vực có khả năng xảy cao ra sự cố, từ đó bảo vệ an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình.

Để xây dựng toàn bộ hầm Humaling, chỉ riêng số lượng công nhân tham gia đã lên tới 1.200 người, được chia thành 7 đội và thực hiện đồng thời và dùng nhiều công nghệ tiên tiến. Những công nghệ này giúp kỹ sư, công nhân quan sát tình hình xung quanh để ứng phó với những trường hợp khẩn cấp.

Do công việc đào đường hầm phải được thực hiện quanh năm nên ngoài các vấn đề địa chất ban đầu, điều kiện khí hậu gây ra cũng ảnh hưởng đến công việc đào và xây dựng đường hầm. Đặc biệt vào mùa đông, nhiệt độ liên tục giảm, thậm chí xuống tới âm 0, lúc này, đội ngũ kỹ sư không chỉ phải giữ ấm, chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt mà cũng cần phải cử thêm một đội để thực hiện công việc phá băng hàng ngày.

Sau 6 năm, đường hầm cuối cùng đã hoàn thành. Dự án này của Trung Quốc có thể thành công nhờ đóng góp rất lớn từ khoa học – công nghệ. Với công trình đường hầm này, các ứng dụng được tích hợp với hệ thống thông tin xây dựng đường hầm đã hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thông minh của Trung Quốc.


Minh Tiến

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT