JLL: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu về chứng nhận xanh, năm 2025 sẽ chào đón thêm “tay chơi” lớn từ Nhật Bản

Dữ liệu về các dự án đạt chứng nhận LEED trong năm 2023 cho thấy rằng hơn 70% dự án đạt chứng nhận thuộc nhóm công trình công nghiệp gồm nhà máy và nhà kho.

Là một quốc gia lấy xuất khẩu làm động lực phát triển kinh tế, Việt Nam hiện có 12.254ha đất công nghiệp ở miền Bắc và 28.251ha ở miền Nam, tạo đủ nguồn cung đất để đón đầu nhu cầu sắp tới, thống kê của JLL trong báo cáo mới đây. Riêng phía Bắc, thị trường đất công nghiệp năm qua đã chào đón gần 1.600ha nguồn cung mới, tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên và Hải Dương.

Thị trường công nghiệp và chuỗi cung ứng Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường công nghiệp nhanh nhất trong khu vực nhờ vào sự hiện diện mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ chức trong những năm gần đây. Điều này cũng cho thấy khả năng cải thiện tính ổn định, tiêu chuẩn hóa và minh bạch của thị trường.

JLL: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu về chứng nhận xanh, năm 2025 sẽ chào đón thêm “tay chơi” lớn từ Nhật Bản- Ảnh 1.

Ảnh: Báo cáo từ JLL.

Có 6 nguyên nhân chính cho sự phát triển chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất, vị trí địa lý trung tâm của nhiều chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Việt Nam gần kề Trung Quốc, là công xưởng sản xuất quốc tế, được hưởng lợi từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng là một thành viên chủ chốt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN và đã tăng cường giao dịch thương mại với thị trường trong khu vực.

Thứ hai, là một trong những thị trường có nền kinh tế hội nhập và thu hút quan tâm đầu tư nhất trong khu vực. Theo JLL, Việt Nam đã khẳng định vị thế là một quốc gia lấy xuất khẩu làm động lực phát triển nền kinh tế thương mại. Nước ta cũng ghi nhận dòng vốn FDI tăng trưởng liên tục trong suốt thập kỷ, với hơn một nửa được đầu tư vào các nhóm ngành chế biến chế tạo.

Thứ ba, một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược "Trung Quốc 1" và sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nguồn vốn FDI cho ngành sản xuất hàng năm có mức tăng trưởng kép 10% trong giai đoạn 2010 - 2023,cao hơn tỷ lệ trung bình các nước trong khu vực ASEAN (7,6%), và trái ngược với sự sụt giảm 3,8% của Trung Quốc.

Thứ tư, lực lượng lao động được đào tạo tốt: 87% dân số trong độ tuổi lao động có trình độ giáo dục cao, tỷ lệ cao thứ hai trong khu vực. Mức lương trung bình của lao động trong ngành chế biến chế tạo chỉ khoảng 34% so với Trung Quốc và đứng sau những đối thủ trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.

Thứ năm, nền tảng phát triển nguồn cầu vững chắc và tăng trưởng mạnh: Xuất khẩu được kỳ vọng có mức tốc độ tăng trưởng kép 6,8% hàng năm (2024F – 2030F).

Tiêu dùng nội địa tại Việt Nam được kỳ vọng có mức tăng trưởng nhanh với mức tăng 6,1% CAGR trong 2024F – 2030F. Đặc biệt, tăng trưởng ngành thương mại điện tử đạt 33,8% CAGR giai đoạn 2019-2023, là một trong những thị trường phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực;

Cuối cùng, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và còn nhiều cơ hội cải thiện, đặc biệt là thị trường bất động sản còn nhiều tiềm năng so với khu vực. Cùng với đó, phát triển công nghiệp Việt Nam đã kết hợp các bài học từ các quốc gia như Trung Quốc, theo đó, phát triển công nghiệp không phụ thuộc vào doanh nghiệp Nhà nước và cơ chế cho doanh nghiệp tư nhân mạnh mẽ.

Việt Nam sẽ nắm vai trò đầu tầu của khu vực trong quá trình chuyển đổi xanh

JLL: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu về chứng nhận xanh, năm 2025 sẽ chào đón thêm “tay chơi” lớn từ Nhật Bản- Ảnh 2.

JLL: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu về chứng nhận xanh, năm 2025 sẽ chào đón thêm “tay chơi” lớn từ Nhật Bản- Ảnh 3.

Ảnh: Báo cáo từ JLL.

Báo cáo cũng nhận định Việt Nam đang dẫn đầu trong việc đạt được các chứng nhận công trình xanh trong mọi khâu từ phát triển bất động sản đến vận hành và sản xuất. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bộ Xây dựng và Tổ chức tài chính IFC, phần lớn dự án xanh là các dự án công nghiệp với 55% dự án xây dựng xanh ở Việt Nam đến từ ngành công nghiệp.

Dữ liệu về các dự án đạt chứng nhận LEED trong năm 2023 cho thấy rằng hơn 70% dự án đạt chứng nhận thuộc nhóm công trình công nghiệp gồm nhà máy và nhà kho. Đồng thời, 38% các dự án đạt chứng nhận EDGE trong năm trước cũng thuộc ngành công nghiệp.

Động lực chính theo JLL là các Tập đoàn lớn như Unilever, Heineken, Lego, Coca Cola… khi gia nhập thị trường đều cam kết và những ràng buộc phải thực hiện về sự bền vững. Đơn cử, Coca-Cola với dự án sử dụng bao bì tái chế được triển khai từ năm 2018, với mục tiêu 100% bao bì sản phẩm có khả năng tái chế, ít nhất 50% nguyên liệu bao bì là tái chế và mỗi lon, chai sản phẩm bán ra phải được thu gom và tái chế vào năm 2030. Trong 2 năm 2022-2023, Quỹ Coca-Cola cũnng đã chi 4 triệu USD cho các hoạt động cộng đồng tại Việt Nam.

Tri Túc

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT