Khổ như Apple: Mua lại Tesla không được nên đốt hơn 10 tỷ USD suốt 10 năm để làm ra chiếc xe điện đắt đỏ 100.000 USD, quyết định dẹp bỏ vì bán cũng chẳng có lãi

Lợi thế ở mảng smartphone khiến nhà táo khuyết cho rằng chỉ cần đổ tiền bạc và thời gian là sẽ thành công, thế nhưng đây lại không phải bí quyết mà Steve Jobs cần dựa vào để làm nên iPhone. Thật không may là Apple cũng chẳng có một Elon Musk như Tesla để biết mình cần gì, hậu quả là dự án xe điện của hãng đã sai ngay từ đầu.

Khổ như Apple: Mua lại Tesla không được nên đốt hơn 10 tỷ USD suốt 10 năm để làm ra chiếc xe điện đắt đỏ 100.000 USD, quyết định dẹp bỏ vì bán cũng chẳng có lãi - Ảnh 1.

Tờ New York Times (NYT) cho hay ít ai biết được rằng dự án xe điện được khởi động lại vào năm 2014 của Apple vốn chỉ để giữ chân các kỹ sư công nghệ khỏi chạy sang hãng khác, đồng thời sợ bị bỏ lại sau khi Google thành công thử nghiệm xe tự lái. Thế rồi Apple thậm chí còn định mua lại Tesla nhưng cuối cùng không thành công.

Bởi vậy trong suốt 10 năm qua, các nhân viên của Apple đã làm việc cật lực cho dự án "Titan" nhằm phát triển dòng xe điện, sản phẩm được cho là sẽ thay thế iPhone nhằm giữ đà tăng trưởng cho nhà táo khuyết.

Thế nhưng dù Apple đã đổ hơn 10 tỷ USD suốt 1 thập niên qua nhưng thành quả đem lại là một chiếc xe đắt đỏ có giá tối thiểu là 100.000 USD. Hậu quả là nhà táo khuyết quyết định dẹp bỏ dự án vì có bán cũng chưa chắc có lãi khi mảng này đem lại lợi nhuận quá thấp so với kinh doanh iPhone hay Airpod.

Khổ như Apple: Mua lại Tesla không được nên đốt hơn 10 tỷ USD suốt 10 năm để làm ra chiếc xe điện đắt đỏ 100.000 USD, quyết định dẹp bỏ vì bán cũng chẳng có lãi - Ảnh 2.

Để Apple có thể thống trị thị trường xe điện như iPhone đã từng làm với mảng điện thoại, nhà táo khuyết sẽ phải tốn thêm nhiều năm nữa cùng hàng tỷ USD đầu tư để có thể cạnh tranh với Tesla của Elon Musk hay BYD của Trung Quốc.

Bởi vậy, dẹp bỏ dự án là điều tất nhiên khi các cổ đông ngày càng khắt khe hơn về tình hình kinh doanh của công ty cũng như khả năng tiết kiệm chi phí.

Trên thực tế, dự án xe điện của Apple ngay từ đầu đã "chết" vài lần và được làm sống lại khi chính bản thân nhà sản xuất iPhone cũng không thực sự tự tin vào dự án này trước sức mạnh của Elon Musk.

Từ khi Steve Jobs ra đi

Theo NYT, động lực duy nhất khiến Apple kiên trì dự án và tái khởi động lại năm 2014 và kể từ khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011 đến nay, hãng chưa có một sản phẩm mang tính đột phá nào như iPhone và đang cần một thứ gì đó mới nhằm duy trì tăng trưởng trong bối cảnh thị trường smartphone bão hòa.

Chiếc iPhone 15 của hãng ra mắt gần đây đã không tạo nên cú hích doanh số nào ở Trung Quốc và bị người tiêu dùng thờ ơ hơn nhiều so với các đợt ra mắt trước đây.

Không có hàng dài người xếp hàng háo hức chờ đợi, cũng chẳng có lời ca ngợi tán dương nào cho một thương hiệu từng là biểu tượng của cách mạng công nghệ.

Chính vì lẽ đó Apple khao khát có một chiếc xe điện làm cứu cánh cho đà tăng trưởng của hãng. Thế nhưng nỗ lực này đã sai ngay từ đầu khi không có một nhà lãnh đạo đủ tầm nhìn như Elon Musk điều khiển.

Hậu quả là dự án xe điện của Apple đã phải thay đến 4 đời giám đốc cùng vô số đợt sa thải khác nhau để chuyển hướng phát triển liên tục. Vậy nhưng nỗ lực này chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn khi không đột phá được về công nghệ tự lái, cho ra một sản phẩm quá đắt đỏ hơn 100.000 USD và cuối cùng thất bại.

Khổ như Apple: Mua lại Tesla không được nên đốt hơn 10 tỷ USD suốt 10 năm để làm ra chiếc xe điện đắt đỏ 100.000 USD, quyết định dẹp bỏ vì bán cũng chẳng có lãi - Ảnh 3.

Tham vọng xe điện tự lái của Apple được cho là vượt quá khả năng công nghệ hiện tại khi không đảm bảo được an toàn 100% cho hành khách

Xin được nhắc rằng các hãng xe điện hiện nay đều đang cố gắng giảm giá xe xuống dưới 51.000 USD/chiếc để nhận hỗ trợ ngân sách từ Mỹ, tức chỉ bằng một nửa so với xe điện mà Apple đang phát triển. Thậm chí con số 100.000 USD cũng chỉ là mức giá ước tính thấp nhất theo nguồn tin của NYT.

Sai ngay từ đầu

Phó giáo sư Bryant Walker Smith của trường đại học University of South Carolina nhận định Apple đã sai ngay từ đầu khi đặt mục tiêu quá cao đến mức bất hợp lý so với khả năng hiện tại của công nghệ cho sản phẩm xe điện vào năm 2015.

"Phải mãi đến 10 năm sau thì hãng mới điều chỉnh lại mục tiêu phát triển xe điện cho phù hợp kỹ thuật nhưng như thế thì sản phẩm lại chẳng có gì hấp dẫn nữa", ông Smith đánh giá.

Trái với Tesla khi có một nhà lãnh đạo hiểu về công nghệ, biết mình muốn gì và cần phải làm gì thì Apple lại không có được điều đó.

Lợi thế ở mảng smartphone khiến nhà táo khuyết cho rằng chỉ cần đổ tiền bạc và thời gian là sẽ thành công, thế nhưng đây lại không phải bí quyết mà Steve Jobs cần dựa vào để làm nên iPhone.

Năm 2014, Apple đã dồn các kỹ sư, giám đốc, chuyên gia công nghệ và tiền bạc để theo đuổi ý tưởng xe tự lái. Dự án bị thôi thúc bởi việc Google đã bắt đầu thử nghiệm các nguyên mẫu xe tự lái trên đường công cộng ở California trong khi khắp Thung lũng Silicon đều khẳng định rằng ô tô tự lái sẽ sớm trở nên phổ biến.

Khổ như Apple: Mua lại Tesla không được nên đốt hơn 10 tỷ USD suốt 10 năm để làm ra chiếc xe điện đắt đỏ 100.000 USD, quyết định dẹp bỏ vì bán cũng chẳng có lãi - Ảnh 4.

Bởi vậy Apple không muốn bị bỏ lại phía sau khi tổng giá trị ngành vận tải ô tô lên đến 2 nghìn tỷ USD. Xin được nhắc rằng ngay ở thời điểm đó, Apple đã dự đoán được việc doanh số iPhone sẽ giảm tốc và mất dần sức hút.

Ngoài ra, dự án xe điện năm 2014 còn là bước đi của Apple nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám.

Tại thời điểm đó, các kỹ sư của Apple vừa hoàn thành Apple Watch và nhiều người rơi vào cảnh rảnh rỗi do chưa biết phải làm gì tiếp theo. Do đó, CEO Tim Cook đã phê duyệt dự án nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám sang các hãng đối thủ như Google, Microsoft hay Tesla.

Nguồn tin thân cận của NYT cho hay Apple đã tổ chức một số cuộc thảo luận với Elon Musk để mua lại Tesla nhưng cuối cùng ban giám đốc kết luận sẽ hợp lý hơn khi tự phát triển xe điện so với sáp nhập một doanh nghiệp khác.

Tham vọng quá cao

Theo NYT, giám đốc đầu tiên của dự án xe điện Apple là Steve Zadesky đã tham vọng chế tạo một sản phẩm cạnh tranh với Tesla. Trong khi đó, giám đốc thiết kế của Apple là Jony Ive cũng muốn theo đuổi sản phẩm ô tô tự lái, vốn được các chuyên gia phần mềm của công ty nhận định là khả thi.

Tại thời điểm đó, Apple có 155 tỷ USD tiền mặt nên sẵn sàng chi nhiều tiền tuyển hàng trăm chuyên gia về máy tính, AI, xe điện để tham gia dự án.

Dòng người đổ về đây nhiều đến mức dự án xe điện của Apple trở thành dự án đầu tiên có nhiều nhân viên từ bên ngoài chưa quan văn hóa của nhà táo khuyết nhất trong lịch sử.

Đội ngũ này gồm hơn 2.000 nhân viên, bao gồm các kỹ sư từng làm việc cho NASA và phát triển xe đua cho Porsche.

Năm 2016, ông Zadesky rời Apple và người kế nhiệm Bobn Mansfield tiếp quản đã chuyển trọng tâm từ chế tạo ô tô sang làm phần mềm cho xe hơi tự lái. Vậy là Apple tiếp tục đốt hàng tỷ USD cho sa thải nhân viên, tuyển người mới để chuyển hướng dự án.

Tuy nhiên ông Mansfield chẳng tại vị được lâu khi cựu giám đốc Doug Field của Tesla được mời về để cải tổ lại hướng đi của dự án. Vị lãnh đạo mới này ngay lập tức đã sa thải hơn 200 nhân viên để tiếp tục đốt tiền của Apple theo ý mình.

Khổ như Apple: Mua lại Tesla không được nên đốt hơn 10 tỷ USD suốt 10 năm để làm ra chiếc xe điện đắt đỏ 100.000 USD, quyết định dẹp bỏ vì bán cũng chẳng có lãi - Ảnh 5.

Năm 2021, Apple tiếp tục đưa giám đốc Kevin Lynch, người chịu trách nhiệm phát triển Apple Watch vào dự án để thay thế Field. Trớ trêu thay, quan điểm của Lynch lại quay về ý tưởng ban đầu là làm xe điện cạnh tranh với Tesla.

Thế nhưng mớ hỗn độn của dự án này vẫn chẳng đi đến đâu khi kết quả cho ra lại là một chiếc xe đắt đỏ, công nghệ tự lái thì phải giảm từ mức 4 xuống 2+ vì kỹ thuật chưa đáp ứng được độ đảm bảo an toàn cho tài xế.

Đầu năm 2024, ban giám đốc Apple đã nhóm họp và quyết định chuyển hướng nguồn lực sang công nghệ trí thông minh nhân tạo chứ không phải xe điện nữa.

*Nguồn: NYT

Băng Băng

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT