Khối ngoại bán ròng dồn dập gần 60.000 tỷ đồng trên sàn HoSE kể từ đầu năm 2023

Dù vậy, bất chấp áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại, TTCK Việt Nam vẫn hồi phục tốt trong những tháng đầu năm.

58.000 tỷ đồng là giá trị cổ phiếu Việt Nam bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên sàn HoSE kể từ đầu năm 2023, tương ứng hơn 2,3 tỷ USD. Thực tế cho thấy khoảng 5 năm gần nhất, ngoại trừ giai đoạn cuối 2022 khi thị trường lao dốc và khối ngoại ồ ạt nhảy vào bắt đáy, còn lại xu thế bán ròng vẫn chiếm lĩnh xuyên suốt trên TTCK Việt Nam.

Đà bán ròng trong vài tháng trở lại đây đặc biệt trở nên dồn dập ngang với giai đoạn 2021 – năm bán ròng kỷ lục hơn 58.000 tỷ đồng. Không loại trừ khả năng những cột mốc kỷ lục mới sẽ sớm được thiết lập khi mà khối ngoại vẫn chưa có tín hiệu dừng xả hàng, triền miên bán ra hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên.

Untitled.png

Một số nhận định cho rằng dòng vốn ngoại chỉ bán ròng cục bộ do động thái cơ cấu danh mục, không tác động quá lớn tới thị trường chung. Tuy nhiên, phải nói rằng dù chỉ chiếm hơn 10% tỷ trọng giao dịch nhưng động thái mua bán của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tác động phần nào tới tâm lý và các quyết định của nhà đầu tư nội.

Sự chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá cao và những biến động chính trị đã tác động đáng kể tới hành động của nhà đầu tư ngoại. Điều này gây ra hoạt động tái cấu trúc dòng vốn trên toàn cầu, những thị trường tăng trưởng yếu hơn, đồng tiền mất giá hay những thị trường cận biên sẽ bị rút vốn mạnh để phân bổ vào những nơi thị trường hiệu quả hơn. Không chỉ Việt Nam, mà các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt.

Bên cạnh đó, áp lực bán ròng một phần còn đến từ xu hướng rút vốn đang diễn ra trên một số quỹ ETF lớn. Điển hình là quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) của Dragon Capital, dòng vốn vào quỹ ETF này ghi nhận đã rút ròng hơn 6.300 tỷ từ đầu năm 2024 và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Tương tự, Fubon ETF - quỹ ETF quy mô lớn nhất thị trường cũng đang đẩy mạnh bán ròng hàng trăm tỷ cổ phiếu Việt Nam trong vài phiên trở lại đây. Dòng tiền vào ETF này từ đầu năm 2024 ghi nhận rút ròng gần 800 tỷ đồng.

photo-1716977774740

Một số câu chuyện riêng trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể gây ra tác động tiêu cực tới khối ngoại như việc chuyển đổi hệ thống mới KRX chưa thể thực hiện hay sự chênh lệch về tỷ trọng giữa các nhóm ngành trên sàn, thiếu những hàng "ngon" như nhóm ngành sản xuất, công nghiệp, công nghệ, y tế, chăm sóc sức khoẻ,...

Nhà đầu tư nội đẩy mạnh "gom" cổ phiếu, VN-Index sát ngưỡng 1.300 điểm

Bất chấp áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại, TTCK Việt Nam vẫn hồi phục tốt trong những tháng đầu năm. Kết thúc phiên giao dịch 29/5, chỉ số VN-Index dừng tại 1.273,64 điểm, tăng hơn 140 điểm, tương ứng 12,6% so với đầu năm 2024.

Đóng góp quan trọng vào đà tăng của thị trường là các nhà đầu tư trong nước. Số liệu từ VSD cho biết trong 4 tháng đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng hơn nửa triệu tài khoản. Đến cuối tháng 4/2024, Việt Nam có hơn 7,7 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, tương đương khoảng 7,7% dân số.

Untitled.png

Theo ý kiến ông Bùi Văn Huy, Giám đốc CTCP Chứng khoán DSC Chi nhánh TP HCM, khối ngoại đã bán ròng trong khoảng thời gian tương đối dài. Yếu tố quan trọng hơn tại thời điểm hiện tại là khối nội. Vị chuyên gia cho rằng bối cảnh thị trường đơn giản là cần tích lũy để khối nội trở nên tự tin hơn.

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá khả quan mở ra triển vọng tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là tiến trình nâng hạng thị trường đang được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong trường hợp các giải pháp giúp nâng hạng TTCK Việt Nam được thực hiện quyết liệt hơn, điều này sẽ tạo ra sự hấp hấp thu hút dòng vốn ngoại chảy vào nhằm đón sóng nâng hạng. Mặt khác, dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ dòng tiền chuyển dịch sang thị trường đang phát triển, nếu Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Bắc Kiên

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT