Khối ngoại tiếp đà bán ròng trong tuần VN-Index điều chỉnh mạnh, đâu là tâm điểm?

Khối ngoại vẫn là điểm trừ khi duy trì đà bán ròng, tuy nhiên giá trị đã giảm đáng kể so với giai đoạn ồ ạt xả hàng mạnh trước đó.

Sau giai đoạn đi ngang quanh mốc 1.280, thị trường chứng khoán tuần 15-19/7 trải qua các nhịp rung lắc mạnh buộc chỉ số chính lùi về vùng 1.260-1.270 điểm. Các nỗ lực hồi phục chưa đạt được kết quả khi đà bán mạnh dần về phiên chiều khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ trong nhiều phiên. Kết tuần, VN Index giảm 15,97 điểm (-1,25%) so với tuần trước xuống 1.264,78. Khối lượng giao dịch tăng thể hiện áp lực bán mạnh dàn trải ở nhiều nhóm cổ phiếu.

Khối ngoại vẫn là điểm trừ khi duy trì đà bán ròng, tuy nhiên giá trị đã giảm đáng kể so với giai đoạn ồ ạt xả hàng mạnh trước đó. Đặc biệt hai phiên 17-18 ghi nhận sự trở lại của dòng vốn ngoại với giá trị mua ròng tốt. Luỹ kế sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 757 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng 1.165 tỷ trên kênh khớp lệnh nhưng mua ròng 407 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

photo-1721409524306

Xét riêng từng sàn, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 777 tỷ đồng trên HoSE, bán ròng 60 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 80 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Thống kê theo các mã chứng khoán, tâm điểm bán ròng tuần này ghi nhận tại cổ phiếu MSN ới giá trị bán ròng 483 tỷ đồng, toàn bộ là bán khớp lệnh. Bên cạnh đó, thị trường còn ghi nhận hai cổ phiếu là FPTvà VHM cũng bị bán ròng lần lượt 376 tỷ và 293 tỷ.

Danh sách bán ròng còn ghi nhận cổ phiếu VPB và HSG lần lượt bị "xả" ròng 204 tỷ và 150 tỷ đồng. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn có VND, VNM, VIC, PVD... cũng bị bán ròng sau 5 phiên của tuần qua.

photo-1721409517977

Chiều ngược lại, cổ phiếu SBT bất ngờ được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 437 tỷ đồng, phần lớn là mua thoả thuận. Dòng vốn ngoại cũng chảy vào hai cổ phiếu ngân hàng là MWG và NLG trong đó mua ròng MWG 274 tỷ đồng và NLG 166 tỷ đồng sau 5 phiên của tuần qua. Lực mua ròng trong tuần qua còn ghi nhận FUEVFVND, TNH, HDB, CTG, HVN... với giá trị dao động vài chục tỷ đồng tới hơn trăm tỷ trên mỗi cổ phiếu.

Bắc Kiên

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT