'Kỳ lân' công nghệ Việt Nam sở hữu nền tảng game NFT lớn nhất thế giới lỗ kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 'đại nạn', tổng tài sản đạt hơn 85.000 tỷ
Doanh thu của công ty sở hữu nền tảng game NFT này trong năm tài chính 2022 đạt 1,77 triệu USD, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ DeelStreet Asia, Sky Mavis, công ty đến từ Việt Nam và đứng sau trò chơi "kiếm tiền" Axie Infinity báo lỗ gần 19 triệu USD (khoảng 450 tỷ đồng) trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2022. Con số này tăng gấp 78 lần so với khoản lỗ năm trước đó. Đây cũng là thời điểm xảy ra vụ việc 625 triệu USD tiền điện tử bị đánh cắp từ Ronin - nền tảng blockchain cơ sở cho Axie Infinity.
Doanh thu của công ty trong năm tài chính 2022 đạt 1,77 triệu USD, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong bảo BCTC của Sky Marvis, công ty ghi nhận khoản lãi chưa thực hiện trị giá 3,27 tỷ USD từ tài sản kỹ thuật số. Khoản mục này được phân loại vào thu nhập khác trong năm. Vào năm 2021, Sky Marivs chỉ ghi nhận khoản mục này ở mức 278,2 triệu USD.
Lợi nhuận chưa thực hiện từ tài sản kỹ thuật số thể hiện đến sự gia tăng giá trị của các tài sản mà một công ty hoặc cá nhân nắm giữ, nhưng chưa được bán hoặc chuyển đổi thành tiền mặt. Tài sản kỹ thuật số có thể bao gồm tiền điện tử, token, NFT và các tài sản tài chính kỹ thuật số khác.
Những khoản lợi nhuận này được coi là chưa thực hiện vì chúng chỉ thể hiện lợi nhuận tiềm năng trên giấy dựa trên giá thị trường hiện tại, nhưng lợi nhuận thực tế chưa được ghi nhận thông qua giao dịch.
BCTC cũng cho thấy Sky Marvis cũng chịu áp lực bởi chi phí tăng cao. Đặc biệt là chi phí hành chính và các chi phí khác lên tới 20,64 triệu USD, gấp khoảng 27 lần so với năm 2021. Lượng tiền mặt ròng mà Sky Mavis sử dụng trong hoạt động kinh doanh cũng gần như tăng gấp ba lên 1,41 triệu USD trong năm tài chính 2022, cho thấy mức “đốt tiền” trong hoạt động tăng đáng kể.
Tổng tài sản Sky Mavis đạt 3,7 tỷ USD (khoảng 85.000 tỷ đồng), trong khi tổng nợ ngắn hạn 2,84 triệu USD, lần lượt tăng 284,33 triệu USD và 1,85 triệu USD vào năm 2021. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 132,58 triệu USD vào cuối năm tài chính 2022.
BCTC của công ty này cũng cho bitn thị trường tiền điện tử có tính chu kỳ và biến động mạnh. Điều này dẫn đến những biến động giá cực đoan đối với các tài sản kỹ thuật số mà Sky Mavis nắm giữ.
“Công ty quản lý việc này bằng cách duy trì một lượng tiền mặt và tài sản dự phòng đáng kể, cho phép tiếp tục hoạt động và phát triển các sản phẩm trong một thị trường gấu kéo dài", báo cáo cho hay.
Tại một cuộc hội họp ở Manila vào tháng 11 năm ngoái, Sky Mavis cho biết họ đang chuyển sang mục tiêu tiếp theo: Chứng minh mô hình kinh doanh bền vững sau khi cơn sốt "chơi để kiếm tiền" lắng xuống và vụ tấn công nhắm vào nền tảng này trở thành vụ đánh cắp tiền điện tử lớn nhất từ trước đến nay.
Sky Mavis, một trong những hệ sinh thái game NFT lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm 2017 bởi Nguyễn Thành Trung và Đoàn Minh Tú. Đến năm 2018, Aleksander Larsen, Andy Ho, và Jeffrey Samuel Kim Zirlin gia nhập với tư cách đồng sáng lập.
Theo DealStreetAsia báo cáo vào tháng 7 năm ngoái dựa trên hồ sơ đăng ký, công ty đã huy động được 11,1 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B-X từ Andreessen Horowitz (a16z) và Animoca Brands.
Khi đó, một người phát ngôn của công ty đã nói với DealStreetAsia rằng khoản tài trợ này là một phần của vòng gọi vốn 150 triệu USD mà họ đã huy động được vào năm 2022 để hoàn trả cho người dùng bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công 620 triệu USD vào Ronin Network.
Người phát ngôn cho biết: "Khi chúng tôi điều tra về vụ tấn công Ronin và những gì cần thiết để bồi thường cho tất cả người dùng, Sky Mavis và Axie Infinity đã có thể nạp lại tiền vào bridge và hoàn trả tiền bằng bảng cân đối kế toán của riêng công ty”.
"Nhờ tình hình tài chính vững mạnh và khả năng ứng phó khủng hoảng của Sky Mavis, chúng tôi đã có thể thu hẹp đáng kể vòng gọi vốn. Cuối cùng, Sky Mavis huy động được 11 triệu USD, thay vì 150 triệu USD công bổ ban đầu. Thỏa thuận này chỉ mới được hoàn thành gần đây”.
Theo hồ sơ đăng ký của công ty game với ACRA, a16z đang đóng góp 10 triệu USD cho vòng gọi vốn này, với phần còn lại do Animoca cung cấp.