Lãi suất vay siêu thấp từ 4,99%/năm, người dân tranh thủ vay ngân hàng mua nhà, ô tô

Chính sách vay "lãi suất thả nổi = lãi suất cơ sở - (trừ) biên độ" đang được nhiều người quan tâm thời gian gần đây. Đặc biệt khi lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục và dự kiến duy trì ổn định lâu dài, nhiều khách hàng càng muốn tranh thủ các chính sách có lợi để vay ngân hàng mua nhà, mua ô tô.

Lãi suất vay siêu thấp từ 4,99%/năm, người dân tranh thủ vay ngân hàng mua nhà, ô tô- Ảnh 1.

Theo kết quả khảo sát xu hướng kinh doanh mới đây của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động – cho vay trong quý II/2024 và năm 2024 tiếp tục ở mức thấp và thay đổi không đáng kể so với kỳ trước.

Phần lớn giới chuyên gia cũng có nhận định rằng lãi suất sẽ duy trì ở mặt bằng thấp trong dài hạn. Trong một báo cáo phân tích hồi đầu năm, VIS Rating dự báo, năm 2024 kỳ vọng lãi suất huy động sẽ vẫn ở mức thấp, thúc đẩy mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn. Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán KBSV cũng đánh giá, mặt bằng lãi suất dù có thể phục hồi nhẹ giai đoạn nửa cuối năm trước các áp lực có thể có của lạm phát, tỷ giá và nhu cầu tín dụng phục hồi, nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức thấp.

Khảo sát đầu tháng 4, hàng loạt ngân hàng đã tung ra các gói cho vay ưu đãi với lãi suất thấp kỷ lục. Điều này đã kích thích nhu cầu vay mua nhà, mua ô tô tăng mạnh trở lại. Anh Quyết, một chuyên viên IT tại TP HCM cho biết đang muốn vay 1,5 tỷ đồng để mua một căn hộ chung cư hơn 4 tỷ. "Mình có tham khảo từ nhiều ngân hàng và thấy lãi suất vay mới rất thấp. May mắn là mình cũng đang có sẵn một số tiền và đã tìm được căn hộ ưng ý, bây giờ chỉ cần vay thêm ngân hàng là có thể sở hữu căn nhà riêng cho mình. Điều băn khăn nhất có lẽ là lo lãi suất sẽ tăng sau một thời gian nữa. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thông tin, lãi suất được dự báo sẽ ổn định trong vài năm tới cũng giúp mình yên tâm hơn", anh Quyết chia sẻ.

Vậy vay tiền ngân hàng như thế nào cho có lợi nhất? Hiện nay có 2 hình thức vay chính là vay lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Theo thói quen, một số người có xu hướng chọn lãi suất cố định để dễ dàng tính toán số tiền trả mỗi tháng. Tuy nhiên trên thực tế, ở cùng một thời điểm ban hành chính sách thì lãi suất thả nổi thường thấp hơn so với lãi suất cố định. Hiện nay các gói vay mua nhà, mua xe,…với lãi suất thả nổi cũng được ưa chuộng hơn bởi triển vọng thị trường tài chính cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước là phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay và duy trì ổn định. Với thanh khoản dồi dào, lãi suất huy động của các ngân hàng tại Việt Nam đã xuống mức thấp kỷ lục, từ đó tạo điều kiện để lãi suất cho vay tiếp tục xuống thấp hơn nữa.

Đặc biệt, hiểu tâm lý của người đi vay, một số ngân hàng đã thiết kế các gói lãi suất thả nổi dễ tính toán hơn, có lợi trong dài hạn hơn cho khách hàng. Thông thường, các ngân hàng áp dụng lãi suất vay cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm đầu tiên và sau đó thả nổi. Lãi suất thả nổi thường bằng lãi suất cơ sở + biên độ. Trong khi đó, một vài ngân hàng khác như UOB lại tính theo công thức Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở - (Trừ) biên độ. 

UOB hiện triển khai gói cho vay ưu đãi với lãi suất thả nổi cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, lãi suất bình quân trong năm đầu tiên là 4,99%/năm, lãi suất năm 2 là 7,5%/năm và năm 3 trở đi là 7,5%/năm. Anh Quyết tính toán: "Với số tiền vay 1,5 tỷ đồng trong 5 năm, nếu vay UOB thì lãi suất bình quân chỉ khoảng 7%/năm, thấp hơn so với mức phổ biến ở các ngân hàng khác là 8-10%/năm, hoàn toàn nằm trong khả năng thu nhập của mình. Như vậy, mình có thể mua được nhà luôn mà vẫn dư dả để trả nợ trong 5 năm tới".

Tương tự với gói lãi suất vay mua ô tô thả nổi, lãi suất của UOB trong năm đầu tiên là 6%/năm và năm thứ 2 trở đi là 7,9%/năm. Theo đó, lãi suất trung bình trong thời gian 2 năm là 6,99%/năm.

Với nhiều chính sách cho vay ưu đãi và linh hoạt, dự báo nhu cầu vay mua nhà, mua ô tô sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm nay khi nhiều người có tâm lý tranh thủ lãi suất thấp. Hơn nữa, hiện nay các ngân hàng cũng minh bạch công bố lãi suất cho vay bình quân hàng tháng, có nhiều chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh. Khi đó, người vay sẽ là bên có lợi nhất.

Kim Ngân

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT