Làn sóng trả mặt bằng nhà mặt phố tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM

Tp.Thủ Đức, Tp.HCM (bao gồm quận 2, quận 9, quận Thủ Đức) là khu vực đông dân nhất Tp.HCM đang chứng kiến tình trạng trả mặt bằng liên tiếp những tháng cuối năm 2023, không khác gì khu vực trung tâm thành phố.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 1.

Thực tế thị trường tại đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9, chúng tôi chứng kiến loạt mặt bằng cho thuê bị trả ra những tháng cuối năm 2023.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 2.

Các mặt bằng có vị trí đắc địa, có giá thuê dao động từ 20 - 50 triệu đồng/tháng.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 3.

Đường Đỗ Xuân Hợp vốn là tuyến đường buôn bán, kinh doanh sầm uất của khu vực quận 9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM)

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 4.

Đáng nói, cứ cách vài chục đến vài trăm mét lại có một mặt bằng treo biển cho thuê. Tình trạng này gần như rất ít diễn ra tại tuyến đườg Đỗ Xuân Hợp - vốn được mệnh danh là tuyến đường cho thuê "đắt khách" của Tp.Thủ Đức.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 5.

Thế nhưng, khung cảnh hiện tại nhìn rất ảm đạm. Có một số mặt bằng treo biển thuê từ tháng 2/2023, đến nay vẫn cảnh "vườn không, nhà trống".

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 6.

Các mặt bằng diện tích lớn, vốn là địa điểm của các đơn vị kinh doanh theo hệ thống cũng đang bị "nhả ra" vào cuối năm

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 7.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 8.

Trong khi mặt bằng nhỏ diện tích khoảng 25-50m2 treo biển cho thuê khá nhiều trên tuyến đường này.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 9.

Đáng buồn là, một dãy ki-ốt kinh doanh trên đường Đỗ Xuân Hợp, gần với khu vực trường Đại học và khu hành chính cũng bị bỏ trống lâu ngày, không có người thuê; im lìm hoạt động buôn bán.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 10.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 11.

Những gánh xe hàng rong trước các mặt bằng bị "lãng quên" lâu ngày trở nên cũ kỹ, chủ nhân không đem theo khi trả mặt bằng.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 12.

Từ đường Đỗ Xuân Hợp, chúng tôi rẽ ra Xa lộ Hà Nội, P.Hiệp Phú, Tp.Thủ Đức để vào các tuyến đường lớn khác của khu vực thì vẫn bắt gặp các mặt bằng lớn bị bỏ trống trên Xa lộ lâu ngày.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 13.

Võ Văn Ngân - tuyến đường lớn của quận Thủ Đức (cũ), vốn là nơi tụ tập rất nhiều thương hiệu, cửa hàng thời trang buôn bán sầm uất, thế nhưng cũng không nằm ngoài làn sóng trả mặt bằng cuối năm.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 14.

Dù vậy, so với đường Đỗ Xuân Hợp, tỉ lệ trả mặt bằng trên tuyến đường này ít hơn.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 15.

Các mặt bằng từng có giá thuê 65 đến 200 triệu đồng/tháng tại tuyến đường này hiện bỏ trống lâu ngày chưa có khách mới vào thuê.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 16.

Các cửa hàng thời trang hoạt động lâu năm trên tuyến đường này đến nay cũng phải trả mặt bằng do kinh doanh khó khăn.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 17.

Các ki-ốt ngay mặt tiền đường Võ Văn Ngân vắng khách thuê, bỏ trống hàng loạt.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 18.

Liền kề đó là một mặt bằng chằng chịt biển cho thuê, đã lâu ngày bỏ trống.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 19.

Chúng tôi tiếp tục rẽ vào đường Lê Văn Việt, vốn cũng là tuyến đường kinh doanh sầm uất của Tp.Thủ Đức. Trước đến nay, nơi đây rất ít mặt bằng bỏ trống. Nếu khách cũ có trả thì khách mới đến thuê khá nhanh. Thế nhưng, hiện tại, mặt bằng này đã bỏ trống lâu ngày vẫn chưa tìm được khách thuê.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 20.

Ngay cả khi đang kinh doanh, chủ cửa hàng cũng treo biển cho thuê. Các mặt bằng trên tuyến Lê Văn Việt có giá thuê khá cao, từ 40 đến trên 100 triệu đồng/tháng (tuỳ diện tích).

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 21.

Kinh doanh ế ẩm, một cửa hàng thời trang trên đường Lê Văn Việt mới đây cũng đóng cửa, trả lại mặt bằng.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 22.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 23.

Các mặt bằng khối đế nhà phố trên tuyến đường này cũng rơi vào cảnh tương tự, khi treo biển lâu ngày chưa có khách vào thuê.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 24.

Tại một số tuyến đường nhánh của Lê Văn Việt như Nguyễn Văn Tăng, Lã Xuân Oai, Làng Tăng Phú... cũng có khá nhiều mặt bằng trống treo biển cho thuê. Thậm chí có mặt bằng giá thuê từ 6-8 triệu, người thuê cũng phải trả ra do kinh doanh khó khăn.

 Cơn lốc trả mặt bằng tiếp tục “càn quét” quận đông dân nhất Tp.HCM   - Ảnh 25.

Tại tuyến đường lớn Nguyễn Duy Trinh, quận 9, các mặt bằng cho thuê trả ra khá nhiều vào thời điểm cuối năm.

Ghi nhận cho thấy, khu vực quận Thủ Đức (cũ), vốn cư dân đông đúc, kinh doanh lâu đời nhưng vẫn không ngoại lệ với làn sóng trả mặt bằng. Cuối năm vốn là thời điểm mặt bằng kinh doanh nhộn nhịp do nhu cầu kinh doanh, mua sắm giáp Tết nhưng quan sát thị trường cho thuê nhận thấy, tình trạng trống mặt bằng còn nhiều hơn giai đoạn đầu năm. Kinh tế chung khó khăn đã khiến bất động sản cho thuê rơi vào tình trạng ảm đạm chưa từng có. 

Theo các chuyên gia trong ngành, bất động sản cho thuê chỉ phục hồi khi tín hiệu kinh tế chung hồi phục. Thu nhập giảm khiến việc chi tiêu của người dân hạn hẹp, từ đó dẫn đến việc buôn bán kinh doanh rơi vào cảnh ế ẩm. Nhiều mặt hàng kinh doanh dù đã tồn tại được 5-8 năm vẫn phải trả lại do nguồn thu không đủ bù chi phí. 

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT