Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Loạt dự án BOT 'khủng' của Đèo Cả

Hà Thị Lưu Luyến

Tập đoàn Đèo Cả đang quản lý 15 trạm thu phí trên cả nước trong đó tiêu biểu là 6 dự án có trạm thu phí BOT do HHV thực hiện. Các dự án BOT này có quy mô khủng, trải dài từ Bắc vào Nam, đóng góp không hề nhỏ vào tổng doanh thu.

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã HHV, sàn HoSE) được thành lập từ năm 1974. Đây là một thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả của Chủ tịch Hồ Minh Hoàng.

Là công ty con chuyên đảm nhận hoạt động vận hành và quản lý trạm thu phí, HHV có nhiều lợi thế để tiếp tục nhận chuyển giao các dự án BOT từ Tập đoàn Đèo Cả.

Được biết, HHV đang quản lý, vận hành an toàn, thông suốt cho hơn 25km hầm đường bộ, hơn 265km đường cao tốc và đường Quốc lộ, cùng với quản lý 15 trạm thu phí dịch vụ sử dụng công trình giao thông.

Đơn vị này đã thi công, quản lý 6 dự án có trạm thu phí BOT gồm hầm đường bộ qua đèo Cả (Phú Yên - Khánh Hòa), hầm Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), hầm Hải Vân 2 (Đà Nẵng - Thừa Thiên - Huế), hầm Phước Tượng - Phú Gia (Thừa Thiên - Huế), cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và dự án mở rộng Quốc lộ 1 (Khánh Hòa). Các dự án đã hoàn thành và đang triển khai thu phí ổn định với tổng mức đầu tư lên đến 38.000 tỷ đồng.

Trong đó, dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân. Với tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đông.

Trong dự án này, hạng mục hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã và đường dẫn là hầm đường bộ lớn thứ 2 trên trục Bắc – Nam sau hầm Hải Vân, được khởi công xây dựng năm 2012, đưa vào khai thác vào tháng 9.2017, nối liền 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Múc đầu tư 11.378 tỷ đồng.

loat-du-an-bot-khung-cua-deo-ca-1701855125.jpg
BOT hầm Đèo Cả do HHV quản lý

Hầm đèo Cù Mông là hạng mục thứ hai có tổng chiều dài gần 7km, nối 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT với phương án phân kỳ đầu tư, có tổng mức đầu tư 3.921 tỷ đồng và đã đưa vào khai thác từ năm 2019. Mức đầu tư 4.627 tỷ đồng.

Hạng mục thứ ba là mở rộng hầm lánh nạn Hầm đường bộ Hải Vân thành hầm chính có điểm đầu thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (TT-Huế) và điểm cuối thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), với tổng chiều dài hơn 12,6km. Dự án có tổng mức đầu tư trên 7.296 tỷ, được khởi công vào đầu năm 2016, hoàn thành, và đưa vào vận hành đầu năm 2021.

Tiếp đến, dự án hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia nằm trên Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Phúc Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, được khởi công năm 2014 và đưa vào sử dụng từ năm 2016. Trong đó, hầm Phước Tượng có chiều dài 375m, phần đường dẫn vào hầm 4,200 m; hầm Phú Gia có chiều dài 447m, đường vào hầm dài 2.600m.

Một dự án đang khai thác BOT khác của HHV là cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn có điểm đầu tại Km45+100 (giao QL1, Sao Mai, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối Km108 + 500, nối với điểm cuối dự án nâng cấp mở rộng QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc 64.9km, mức đầu tư 12.188 tỷ đồng.

Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, được khởi công từ năm 2015, nhưng do nhà đầu tư cũ không đảm bảo năng lực, không thu xếp được vốn dẫn đến dự án bị dừng gần 2 năm. Đến tháng 4/2017, Đèo Cả tiếp nhận lại dự án và đến tháng 12/2019 chính thức thông xe.

Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1374+525 - Km1392 và Km1405 - Km1425, tỉnh Khánh Hòa. Dự án được khởi công tháng 5/2013, tại thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chiều dài toàn tuyến của dự án là 37,5km (không bao gồm đoạn tuyến Km1392 – Km1405 đi qua thị trấn Vạn Giã) trên toàn tuyến có 18 cây cầu với tổng chiều dài 575,45m.

Ngoài 6 dự án do HHV đảm nhận, Tập đoàn Đèo Cả còn có dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cũng thực hiện theo hình thức BOT quy mô "khủng". Dự án này có điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương) và điểm cuối giao với QL30 tại nút giao An Thái Trung (nút giao bờ Bắc cầu Mỹ Thuận, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Tổng chiều dài toàn tuyến 51,5km. Tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng.

Dự án được khởi công từ năm 2009, nhưng bị đình trệ gần 10 năm do nhà đầu tư cũ không đảm bảo năng lực. Đến tháng 3/2019, Tập đoàn Đèo Cả được liên danh nhà đầu tư mời tham gia quản trị, điều hành dự án để tháo gỡ vướng mắc, tiếp tục triển khai dự án. HHV là đơn vị tổng thầu thi công.

Sau chưa đầy hai năm thi công, dự án chính thức thông xe kỹ thuật (ngày 19/01/2022) đưa vào phục vụ lưu thông dịp Tết Nhâm dần 2022.

Với các dự án đồ sộ nói trên, thu phí BOT trở thành mảng kinh doanh trọng yếu của HHV kể từ khi bắt đầu ghi nhận doanh thu trên báo cáo tài chính vào năm 2019. Từ đó đến nay, tỷ trọng thu phí BOT luôn duy trì từ khoảng 68% trở lên trong tổng doanh thu của HHV. Doanh thu mảng này cũng có tốc độ tăng từ hai con số trở lên trong 3 năm gần đây với biên lợi nhuận gộp đạt từ 60% trở lên.

Thống kê từ BCTC năm 2022, các trạm doanh thu mang về 1.490 tỷ đồng cho HHV, tăng gần 18% so với năm trước. Giá vốn mảng kinh doanh này cũng tăng nhưng chậm hơn giúp HHV lãi gộp gần 940 tỷ đồng với biên lãi gộp 63%. Như vậy, trung bình mỗi ngày các trạm thu phí BOT mang về cho HHV hơn 4 tỷ đồng doanh thu, sau khi trừ đi giá vốn còn khoảng 2,6 tỷ đồng lợi nhuận gộp.

Hà Ly