Một tổ chức dự chi hơn trăm tỷ mua 49% cổ phần tại Tổng công ty Sông Hồng từ Bộ Xây dựng

Sau khi Bộ Xây dựng đăng ký thoái 49,04% vốn tại Tổng Công ty Sông Hồng, đã có một tổ chức đăng ký mua 13,23 cổ phiếu SHG với giá 10.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng dự chi gần 139 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), toàn bộ cổ phần của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (mã SHG, sàn UPCoM) do Bộ Xây dựng sở hữu đã được đăng ký mua trước khi phiên đấu giá chính thức được tổ chức vào ngày 22/12 tới đây.

Cụ thể, 2 nhà đầu tư đã đăng ký mua hơn 13,24 triệu cổ phiếu SHG, chiếm 49,04% vốn của Sông Hồng. Trong đó, 1 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua 13,23 cổ phiếu SHG, tương đương 49% vốn; 1 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 11.200 cổ phiếu SHG, tương đương 0,04% vốn.

Theo mức giá khởi điểm mà Bộ Xây dựng đưa ra trước đó là 10.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư tổ chức nêu trên dự chi tối thiểu gần 139 tỷ đồng trong phiên đấu giá sắp tới, nhà đầu tư cá nhân dự chi 117,6 triệu đồng.

Mức giá bán cổ phần của Sông Hồng mà Bộ Xây dựng đưa ra đang cao gấp 3,9 lần thị giá của cổ phiếu SHG trên thị trường chứng khoán. Hiện cổ phiếu SHG giao dịch ở mức giá 2.700 đồng/cổ phiếu và hầu như không có thanh khoản.

mot-to-chuc-du-chi-hon-tram-ty-mua-49-co-phan-tai-tong-cong-ty-song-hong-tu-bo-xay-dung-1703062797.jpg
Tổng công ty Sông Hồng thua lỗ 9 năm liên tiếp

Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập năm 1958. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)...các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...

Năm 2010, Sông Hồng chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. 5 năm sau, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên hệ thống UPCoM với mã SHG. 

Được biết, SHG hiện có vốn điều lệ 270 tỷ đồng, tương đương 27 triệu cổ phiếu. Trước đó, Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch chuyển nhượng vốn Nhà nước tại SHG và hoàn tất phương án chuyển nhượng vốn trước ngày 31/12/2023.

Bộ Xây dựng đã từng tiến hành thoái vốn Sông Hồng vào năm 2020. Tuy nhiên, phiên đấu giá bị tạm dừng do vướng một số quy định.

Từ sau cổ phần hóa (năm 2010), SHG liên tục thua lỗ. Đỉnh điểm vào năm 2018, lỗ ròng kỷ lục gần 383 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công ty tiếp tục lỗ thêm 27 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ, là năm thứ 9 liên tiếp chìm thua lỗ. 

Khoản lỗ này đã nâng lỗ lũy kế nâng lên gần 1.293 tỷ đồng tính tới cuối tháng 6/2023. Vốn chủ sở hữu âm 987 tỷ đồng, là năm thứ 8 liên tiếp âm vốn từ năm 2016.


 

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT