Mũi khoan sâu 1.600m gặp từ trường kỳ dị khiến toàn bộ hệ thống điều khiển bị sập, kho báu khủng lộ diện, công nghệ cao vào việc
Kho báu sâu 1.600m dưới lòng đất được phát hiện.
Cục Địa chất và Khai thác khoáng sản tỉnh An Huy (Trung Quốc) cho biết, phát hiện quặng sắt quy mô lớn ở Luohe thuộc huyện Lujiang nằm địa bàn tỉnh do gặp từ trường bất thường, khiến toàn bộ hệ thống điều khiển bị sập tạm thời vào năm 2013.
Cụ thể, khi mũi khoan chạm tới độ sâu 1.600 mét dưới lòng đất, các nhân viên phát hiện từ tường dị thường, lõi nam châm của mũi khoan bị khoáng hóa mạnh và một khối từ tính đã được hình thành. Sau đó, kỹ sư cầm thanh sắt tiến lại gần thì thấy thanh sắt bám chắc vào lõi.
Chình vì vậy, Chu Lisheng, Quản lý của Đội địa chất 327 thuộc Cục Địa chất và Khai thác khoáng sản tỉnh An Huy (Trung Quốc) vui mừng cho biết, cuối cùng đã phát hiện mỏ kho báu magnetite. Thành phần mỏ kho báu là oxit sắt sắt, ở những khu vực gần mặt đất có chứa lượng lớn magnetite sẽ hình thành một từ trường nhất định, có thể gây nhiễu tín hiệu và khiến hệ thống bị gián đoạn.
Chu Lisheng cho biết, đó là lần đầu tiên tỉnh An Huy (Trung Quốc) phát hiện được một khối từ tính dày ở độ sâu 1.600m. Sau nhiều lần nghiên cứu, nhóm kỹ sư phát hiện sự phân bố quặng sắt tương đối tập trung. Các chuyên gia xác định rằng, trữ lượng quặng sắt này đã vượt quá 100 triệu tấn. Sau đó, tỉnh An Huy (Trung Quốc) cũng đã lập kế hoạch khai thác quặng sắt trong 5 năm.
Về sự hình thành của mỏ kho báu sắt này, Gao Changsheng, kỹ sư cao cấp của Đội Địa chất 327 cho biết, các địa tầng phân bố trong khu vực quặng sắt chủ yếu là đá vụn núi lửa và dung nham được hình thành do vụ phun trào núi lửa lục địa từ 60 triệu năm trước.
Trong thời kỳ này, một số mảng lớn của trái đất va chạm với nhau, gây ra các nếp gấp và sự nâng lên ở các khu vực rộng lớn, điều này gây ra một số vụ phun trào núi lửa ở miền đông Trung Quốc. Sau khi núi lửa phun trào, đá vụn và dung nham phun trào có chứa sắt, sắt biến đổi qua các quá trình địa chất, hình thành nên một vùng quặng sắt rộng lớn ở đây.
Để xác định rõ và khai thác được mỏ kho báu này, các kỹ sư Trung Quốc đã phải sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Cụ thể, 15 công nghệ thăm dò và khai thác khoáng sản hiện đại nhất đã được kết hợp với nhau gồm có công nghệ thăm dò địa chất thông minh, công nghệ mô phỏng địa chất trên điện toán lượng tử, công nghệ quản lý mỏ kỹ thuật số, công nghệ dịch chuyển vật liệu tự động, hệ thống khoan thông minh, trung tâm điều khiển thông minh thời gian thực từ xa…
Trong đó, hệ thống khoan thông minh, dựa trên các ống khoan chạy bằng cáp, các hệ thống khoan lái điện thông minh dưới lòng đất sẽ được phát triển với năng lượng đến từ các dụng cụ khoan điện trên mặt đất hoặc dưới lòng đất.
Bởi vì hệ thống này dựa vào dây cáp để cung cấp điện nên cấu trúc của có thể được đơn giản hóa rất nhiều so với hệ thống cũ. Theo đó, máy phát tuabin, bộ mã hóa, bộ giải mã, CPU, bộ lưu trữ dữ liệu… không còn cần thiết nữa, giúp dễ dàng đạt được thời gian thực, hình ảnh, hướng dẫn thông minh và từ xa, từ đó nâng cao hiệu quả và độ chính xác của việc định vị. Toàn bộ hoạt động của hệ thống sẽ được theo dõi bởi trung tâm điều khiển thông minh thời gian thực từ xa.
Cùng với đó, robot khai thác và xe không người lái sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khai thác. Bằng cách sử dụng thiết bị khoan, thiết bị hỗ trợ, thiết bị vận chuyển được vận hành từ xa, có thể giảm thiểu sự tiếp xúc của nhân viên khai thác với rủi ro sập sàn do sự mất ổn định của khối đá ngầm.
Đặc biệt, hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây có thể theo dõi các thông số sinh thái như thay đổi nước ngầm, nhiệt độ và thông gió ngầm, giúp đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản.
Hơn nữa, hình ảnh vệ tinh có thể theo dõi những thay đổi của môi trường và dự đoán những thay đổi về xói mòn. Từ đó, giảm tác động môi trường đến việc khai thác và mang lại lợi ích cho hệ sinh thái môi trường, giảm rủi ro liên quan đến khai thác.