Ngã Sáu Phù Đổng: Chi phí thuê tới gần 700 triệu đồng/tháng nhưng nửa thập kỷ qua vẫn tấp nập kẻ đến người đi

Ông Lâm Bội Minh - "cha đẻ" Phúc Long từng chia sẻ ban đầu chọn thuê địa điểm ngã Sáu Phù Đổng để quảng cáo và ông đã đạt được mục đích. Phúc Long trở thành ngôi sao sáng trong làng F&B. Sau sự rời đi của Phúc Long vào tháng 7 năm 2019, mặt bằng này đã được đẩy giá lên gấp đôi, 25.000 USD/tháng, tương đương "những tay chơi mới" phải bỏ ra hơn nửa tỷ đồng mỗi tháng.

Ngã Sáu Phù Đổng - Mặt bằng thuê đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

Kể từ khi Starbucks gia nhập thị trường Việt Nam cách đây 11 năm và đặt cửa hàng đầu tiên tại góc đường Nguyễn Thị Nghĩa - Phạm Hồng Thái với mặt tiền hướng ra ngã Sáu Phù Đổng, khu vực này bỗng trở nên "hot" với giới F&B. 

Theo đó, tọa lạc tại Ngã Sáu Phù Đổng – giao lộ của 6 con đường ở Quận 1, địa điểm 325 Lý Tự Trọng là một trong những mặt bằng đắt đỏ không chỉ bậc nhất TP.HCM mà còn tại Việt Nam. Trong gần một thập niên qua, vị trí này đã chứng kiến sự đến rồi đi của nhiều chuỗi F&B có tên tuổi như Phúc Long, Soya Garden, PhinDeli,…

Ngã Sáu Phù Đổng: Chi phí thuê lên tới gần 700 triệu đồng/tháng nhưng nửa thập kỷ qua vẫn tấp nập kẻ đến người đi - Ảnh 1.

Cái tên đáng chú ý đầu tiên phải kể tới "ông lớn" Phúc Long với cửa hàng trà - cà phê từng rất đông khách ở vị trí này. Trước thời điểm dịch Covid-19, Phúc Long tấp nập khách bất kể thời điểm nào trong ngày, thậm chí một số ngày cao điểm còn phải xếp hàng chờ khá lâu.

Đến tháng 7/2019, Phúc Long thông báo trả mặt bằng và Soya Garden - Startup sữa đậu nành hữu cơ đã nhanh chóng thế chân. Startup này từng gọi vốn thành công trên chương trình Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỷ) và được tập đoàn E-Group của ông Nguyễn Ngọc Thủy hậu thuẫn với số vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

Nhưng Soya Garden kinh doanh không hiệu quả, cộng thêm "cú đấm" Covid-19 nên giữa năm 2021 đã trả mặt bằng ở Ngã Sáu Phù Đổng cũng như các điểm kinh doanh khác tại TP.HCM, rút về Hà Nội.

Đến tháng 11/2021, chủ nhân mới tiếp theo của mặt bằng ở vòng xoay Ngã Sáu Phù Đổng lộ diện, đó là thương hiệu cà phê Phin Deli. Tuy nhiên, cũng chỉ sau khoảng một năm khai trương, Phin Deli đã rút lui.

Ngã Sáu Phù Đổng: Chi phí thuê lên tới gần 700 triệu đồng/tháng nhưng nửa thập kỷ qua vẫn tấp nập kẻ đến người đi - Ảnh 2.

Phin Deli là người nối tiếp Phúc Long và Soya Garden tại ngã Sáu Phù Đổng. Ảnh: Hồng Phúc (Dân Việt).

Sau sự rời đi của Phin Deli, đơn vị thế chân vào vị trí đắc địa này là MIA - một thương hiệu chuyên bán va ly, túi xách, kết thúc chuỗi "đóng đô" của các cửa hàng F&B tại mặt bằng này. Điều đáng nói, sau sự rời đi của mỗi thương hiệu thì sự đắt đỏ của vị trí này không những giảm mà ngày lại càng tăng.

Thời điểm MIA đặt cửa hàng tại Ngã Sáu Phù Đổng, một chuyên gia marketing tên Đức đã chia sẻ trên Tiktok rằng: Phúc Long thuê mặt bằng này 5 năm với giá 14.000 USD/tháng, sau đó chủ nhà lên giá 25.000 USD, thì Phúc Long bỏ cuộc. Cả Soya Garden và PhinDeli đều được thuê với giá 25.000 USD. Sau khi PhinDeli rời đi, thì mặt bằng này lên giá nhẹ một chút là 26.000 USD (khoảng 700 triệu đồng) và thuộc về MIA.

Với mức giá tới 700 triệu đồng/tháng, vị trí tại Ngã Sáu Phù Đổng này xứng đáng lọt TOP những mặt bằng đắt đỏ nhất Việt Nam.

Đốt tiền để làm thương hiệu?

Với tất cả các tên tuổi như Soya Garden, Phúc Long, PhinDeli,... hay cả MIA hiện tại, việc thuê mặt bằng tại “đất vàng” Ngã Sáu Phù Đổng không chỉ nhằm mục tiêu kinh doanh đơn thuần mà là một cách quảng bá thương hiệu.

Ông Lâm Bội Minh - "cha đẻ" Phúc Long từng chia sẻ thuê địa điểm Ngã Sáu Phù Đổng chỗ đậu xe không có, giá thuê thì cao nhưng lúc đó bắt đầu làm F&B và chọn điểm đó để quảng cáo. Sau này đã đạt được mục đích. 

Ngã Sáu Phù Đổng: Chi phí thuê lên tới gần 700 triệu đồng/tháng nhưng nửa thập kỷ qua vẫn tấp nập kẻ đến người đi - Ảnh 3.

Mặt bằng trước cửa hàng MIA tại ngã Sáu Phù Đổng (Quận 1- TP HCM) vào tháng 01/2024. Ảnh; Trọng Nghĩa

Dịp này năm ngoái, ông Trần Anh Tuấn – Founder/CEO của MIA thì chia sẻ với chúng tôi rằng: Trước khi PhinDeli đóng cửa, môi giới đã qua chào hàng với ông vì họ nhận diện MIA là đối tượng khách hàng tiềm năng, do thường thuê mặt bằng đẹp ở ngã tư và góc phố để làm cửa hàng. Như một cơ duyên, MIA đã thương thảo và thành công đặt tên mình ở mặt bằng nức tiếng này.

Với giá thuê đắt đỏ, việc hòa vốn cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho MIA. Ông Tuấn chia sẻ, đội ngũ MIA cũng đã làm rõ nếu tính cả các chi phí như nhân viên – mặt bằng thì doanh số cửa hàng này bao nhiêu một tháng mới hòa vốn và có lời. 

Tuy nhiên, giá mặt bằng đặc biệt này của MIA, nếu tính trên m2 thì rất cao, nhưng trên diện tích chung chưa phải là cao nhất Ngã Sáu Phù Đổng. Ông Tuấn phân tích:"Đối diện bên góc kia là Con Cưng Super Center với giá thuê mặt bằng gấp mấy lần mình. Ngoài ra, mặt bằng giá trên dưới 100 triệu đồng trong chuỗi của MIA không hiếm, song mặt bằng này bằng mấy cái mặt bằng bình thường của chúng tôi”.

Đặt một phép tính, khi chia hết tiền làm thương hiệu cho hệ thống cửa hàng của MIA, thì tính ra mỗi cửa hàng gánh không quá nhiều. 

Ngã Sáu Phù Đổng: Chi phí thuê lên tới gần 700 triệu đồng/tháng nhưng nửa thập kỷ qua vẫn tấp nập kẻ đến người đi - Ảnh 4.

Mặt bằng MIA tại Ngã Sáu Phù Đổng (địa chỉ 325 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, quận 1, thành phố HCM. Ảnh: Trọng Nghĩa

Hiện tại, MIA vẫn đang giữ vị trí trọng yếu này và đây cũng là một điểm bán xuyên Tết Giáp Thìn 2024.

Năm ngoái, ông Tuấn cũng chia sẻ, MIA có kế hoạch sẽ gắn bó dài hạn với mặt bằng này chứ không ‘bỏ chạy’ sớm. Họ sẽ không thuê 1 năm mà ít nhất 3 năm, chỉ cần chủ nhà không làm khó như tăng 20% đến 30% lên 50.000 USD/tháng chẳng hạn.

Tính từ ngày khai trương 19/11/2022 tới nay, MIA đã nằm ở vị trí này hơn một năm.

 

Theo Trọng Nghĩa

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT