Ngày tàn của Chocolate: Mất mùa, thay đổi khí hậu khiến Cacao khan hiếm, các doanh nghiệp đổi sang dùng ‘hàng thay thế’, giảm kích cỡ sản phẩm để ‘lừa’ người tiêu dùng

Những hạt cacao sắp được ‘đưa vào viện bảo tàng’ vì mức độ khan hiếm và khả năng tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu. Thế nhưng chẳng ai thiếu chocolate mà chết cả, nên các doanh nghiệp khó tăng giá và phải tìm cách để sống sót.

Ngày tàn của Chocolate: Mất mùa, thay đổi khí hậu khiến Cacao khan hiếm, các doanh nghiệp đổi sang dùng ‘hàng thay thế’, giảm kích cỡ sản phẩm để ‘lừa’ người tiêu dùng - Ảnh 1.

Năm 2023, thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng Mars đã lặng lẽ giảm kích thước những thanh chocolate Galaxy của mình xuống 10gr, thay đổi bao bì cho đẹp mắt nhưng nhỏ nhẹ hơn mà không giảm giá để tránh bị người tiêu dùng để ý dẫn đến giảm doanh số.

Thế nhưng đây không chỉ là câu chuyện thu nhỏ kích cỡ do lạm phát khi các công ty giữ giá nhưng giảm quy mô sản phẩm. Việc hãng nổi tiếng Mars giảm kích thước Chocolate đã liên tục được các nhà sản xuất bánh kẹo làm vài năm trở lại đây vì một nguyên nhân chính: khan hiếm nguyên liệu cacao.

Thậm chí hãng tin Bloomberg cho hay ngày nay nhiều doanh nghiệp bánh kẹo còn tìm cách thay thế nguyên liệu cacao đắt đỏ, khan hiếm bằng sản phẩm nhân tạo để giữ giá bán.

Hiện nguyên liệu cacao đang tăng giá lên mức kỷ lục và nhiều chuyên gia nhận định trong tương lai gần, thứ nông sản này chắc chắn sẽ không hạ giá xuống.

Ngày tàn của Chocolate: Mất mùa, thay đổi khí hậu khiến Cacao khan hiếm, các doanh nghiệp đổi sang dùng ‘hàng thay thế’, giảm kích cỡ sản phẩm để ‘lừa’ người tiêu dùng - Ảnh 2.

Nguyên liệu cacao đang ngày càng khan hiếm

Các nhà cung ứng cacao lớn nhất ở Tây Phi đang phải vật lộn với hạn hán, thay đổi khí hậu, dịch bệnh...đã kéo dài trong nhiều năm và sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm nữa. Hậu quả là sản lượng cacao ngày một đi xuống đến mức có thể tuyệt tích nếu không được chính phủ và các chuyên gia vào cuộc hỗ trợ.

Trong khoảng năm 1980-2023, giá cacao trên thị trường kỳ hạn (tương lai-giao sau) New York được bán trung bình 3.500 USD/tấn, nhưng đến tháng 2/2024, con số này đã vượt 6.000 USD/tấn và vẫn đang tăng mạnh.

"Chúng tôi đang cố gắng tìm cách giải quyết tình trạng gia tăng chi phí nguyên liệu thô. Việc giảm kích thước sản phẩm để giữ giá bán không phải lừa dối khách hàng mà thực sự là một quyết định rất khó khăn cho công ty", người đại diện của Mars Wrigley UK than phiền.

Không thiết yếu

Thông thường, chi phí gia tăng sẽ được các doanh nghiệp chuyển cho người tiêu dùng chịu bằng cách gia tăng giá bán, thế nhưng chocolate không phải sản phẩm thiết yếu, chẳng có ai thiếu mặt hàng này mà không sống nổi.

Bởi vậy các hãng chocolate khó tăng giá vì sẽ làm giảm doanh số bán hàng.

Theo khảo sát của hãng NIQ, nếu lạm phát tăng thì người tiêu dùng sẽ ưu tiên giảm chi phí mua bánh kẹo, chocolate chỉ sau rượu bia và mỹ phẩm.

Hệ quả của tình trạng này là các doanh nghiệp giảm kích cỡ thực của sản phẩm, tự động hóa quy trình sản xuất để sa thải bớt lao động hoặc thậm chí là tung ra các sản phẩm có ít cacao hơn, đổi sang dùng những hương vị nhân tạo.

Mới đây, Nestle chi nhánh Anh đã giới thiệu dòng chocolate hạt Aero chỉ nặng 36gr, tương đương 1/3 so với thanh chocolate thông thường, nhưng lại được bọc trong bao bì túi khí gây hiểu lầm cho người mua.

Tại Mỹ, các thanh Kitkat dòng Chocolate Frosted Donut của Hershey hiện chỉ nhúng một phần sản phẩm vào chocolate chứ không phải toàn bộ như trước nữa. Hãng đã cố gắng giảm thành phần chocolate và bơ cacao xuống mức thấp hơn nhiều so với sản phẩm cũ.

Ngày tàn của Chocolate: Mất mùa, thay đổi khí hậu khiến Cacao khan hiếm, các doanh nghiệp đổi sang dùng ‘hàng thay thế’, giảm kích cỡ sản phẩm để ‘lừa’ người tiêu dùng - Ảnh 3.

Giá cacao (nghìn USD/tấn)

Chuyên gia Billy Roberts của CoBank nhận định việc làm thế nào giảm hàm lượng cacao trong bánh kẹo và chocolate đang trở thành vấn đề sống còn với nhiều doanh nghiệp.

Tương tự, chuyên gia Carl Quash III của Euromonitor International cũng cho biết hơn 40% số chocolate đang được bán ở Mỹ trong mọi phân khúc đều có chứa thêm những thành phần khác để giảm nguyên liệu cacao, ví dụ như các loại hạt, sữa, hay trái cây khô.

"Xu hướng chocolate trộn từng hết thời, nhưng hiện chúng lại đang trở thành một lựa chọn khả dĩ cho doanh nghiệp trong bối cảnh thiếu cacao", ông Quash nhấn mạnh.

Trong chương trình Super Bowl vào tháng 2 thu hút đến gần 124 triệu người xem vừa qua, các hãng bánh kẹo khổng lồ như Mars hay Hershey thay vì bán sản phẩm chocolate truyền thống thì lại quảng bá những cốc M&M’s và Reese, bao gồm nhân bơ đậu phộng có thêm caramen, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử.

Dùng hàng thay thế

Bơ cacao là loại nguyên liệu được sản xuất từ hạt cacao và được dùng chủ yếu trong ngành bánh kẹo, chocolate.

Trung bình mỗi thanh chocolate sữa sẽ có khoảng 20% bơ cacao nhưng hiện nhiều doanh nghiệp đã tìm cách thay thế chúng bằng hương vị nhân tạo nhằm giảm chi phí.

Hãng AAK AB đến từ Thụy Điển chuyên sản xuất các hương vị, nguyên liệu thay thế bơ cacao cho biết với những doanh nghiệp không áp dụng chiến lược thu nhỏ kích cỡ sản phẩm thì việc tìm lựa chọn thay thế cho cacao đang ở mức giá quá cao là điều bắt buộc.

Ngày tàn của Chocolate: Mất mùa, thay đổi khí hậu khiến Cacao khan hiếm, các doanh nghiệp đổi sang dùng ‘hàng thay thế’, giảm kích cỡ sản phẩm để ‘lừa’ người tiêu dùng - Ảnh 4.

Tuy nhiên, động thái thay thế cacao truyền thống thường chỉ được doanh nghiệp áp dụng với mặt hàng bình dân, ví dụ như phủ một lớp chocolate mỏng lên thanh Granola hay dùng hương vị chocolate nhân tạo thay thế trong nhân bánh mỳ.

Với những thành chocolate truyền thống, nhiều hãng vẫn chưa dám thay đổi hẳn vì lo sợ có thể bị khách hàng phát hiện ra gây suy giảm doanh số và tẩy chay.

Mặt khác, những nguyên liệu thay thế chocolate thường được dùng ở khu vực có thời tiết nóng do điểm tan chảy của những sản phẩm này cao hơn cacao truyền thống, do đó tránh bị khách hàng phát hiện.

Thông thường các nhà sản xuất bánh kẹo, chocolate sẽ mua nguyên liệu cacao trên thị trường kỳ hạn giao sau 8-9 tháng để dự trữ và giữ giá. Thế nhưng khi cacao tiếp tục tăng giá thì nhiều hãng buộc phải tái gia nhập thị trường để tích trữ nguyên liệu trong bối cảnh khan hiếm.

Báo cáo của Morgan Stanley đã hạ xếp hạng cổ phiếu của hãng Hershey xuống mức thấp do lo ngại rủi ro gia tăng chi phí nguyên liệu.

*Nguồn: Bloomberg

Băng Băng

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT