Nợ xấu có làm được thẻ Visa hay không?
Nợ xấu chia thành 5 nhóm, trong đó chỉ có một số nhóm đủ điều kiện mở được thẻ tín dụng.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những khoản nợ mà người vay không thể trả lại đầy đủ hoặc không thể trả lại đúng hạn với khoản vay đã được thỏa thuận. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như mất việc làm, khó khăn về tài chính, bệnh tật, hoặc những rủi ro không mong muốn khác. Nếu không được xử lý đúng cách, nợ xấu có thể dẫn đến tình trạng mất việc làm, thiệt hại tài chính hay thậm chí phá sản.
Các nhóm nợ xấu cá nhân có mức độ khác nhau tùy thuộc vào khoản nợ và thời gian chậm trễ trả nợ:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Khi bạn vay vốn chưa thanh toán số nợ trong khoảng thời gian dưới 10 ngày gọi là nợ đủ tiêu chuẩn. Nhóm này được đánh giá là có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Đây là nhóm khách hàng chưa thanh toán khoản vay hoặc nợ thẻ tín dụng từ 10 đến 90 ngày. Người vay cần chú ý thời hạn trả nợ và thanh toán đầy đủ cho ngân hàng vào những lần tiếp theo.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Khách hàng có khoản vay quá hạn trong khoảng thời gian từ 90 đến 180 ngày chưa thanh toán. Có thể được giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả nợ đầy đủ theo hợp đồng.
Nhóm 4 (Nợ có nghi ngờ): Đây là nhóm bị nghi ngờ mất vốn bởi thời gian thanh toán quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nhóm nợ có khả năng mất vốn vì thời gian kéo dài hơn 360 ngày.
Nợ xấu có làm được thẻ Visa Credit không?
Tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà người bị nợ xấu có mở được thẻ tín dụng Visa hay không. Thông thường, khách hàng đang có nợ xấu sẽ không được cấp thẻ tín dụng. Còn khách hàng đã có lịch sử nợ xấu thì tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng, cụ thể như sau:
Nhóm nợ xấu không làm được thẻ tín dụng
Nhiều ngân hàng quy định người từng bị “dính” nợ thuộc nhóm 1 và 2 sẽ bị hạn chế mở thẻ Visa Credit (thẻ tín dụng). Nếu muốn mở thẻ tín dụng, khách hàng cần phải hoàn trả tất cả các khoản nợ còn lại. Đồng thời, lịch sử nợ của khách hàng phải được xóa khỏi hệ thống CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng), thì mới được xem xét mở thẻ Visa Credit. Thông thường, khách hàng cần khoảng 1 năm để hệ thống xóa lịch sử tín dụng nợ quá hạn.
Nhóm nợ xấu không làm được thẻ tín dụng
Người có lịch sử nợ xấu từ nhóm 3 trở lên sẽ bị từ chối cấp thẻ Visa Credit ở phần lớn các ngân hàng.
Quy trình mở thẻ Visa Credit khi bị nợ xấu
Những khách hàng từng thuộc nhóm nợ 1 và 2 nên thực hiện theo các quy trình sau để được mở thẻ Visa Credit:
Bước 1: Trả hết nợ tín dụng và đóng đầy đủ phí phạt, lãi suất
Khách hàng cần trả các loại phí phạt như phí trễ hạn, phí quản lý tài khoản, phí xử lý nợ... Mức phí phạt tùy theo quy định của mỗi ngân hàng, thường là 5% số tiền chậm thanh toán, tối thiểu 150.000 đồng. Ngoài nộp phí phạt, khách hàng cần thanh toán thêm lãi suất dư nợ tín dụng do thanh toán chậm. Thông thường lãi suất sẽ rơi vào khoảng 20 - 40%/năm.
Bước 2: Tích lũy lại điểm tín dụng uy tín
Sau 12 tháng, khi lịch sử dư nợ tín dụng đã được xóa tên trên CIC, khách hàng cần thực hiện tích lũy lại điểm tín dụng để được mở thẻ tín dụng.
Cụ thể, khách hàng tích lũy điểm tín dụng uy tín bằng cách gia tăng giá trị tài sản sở hữu thông qua bảng lương hàng tháng, giấy bất động sản, sổ tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ hoặc các xa xỉ phẩm khác đứng tên khách hàng. Đồng thời, khách hàng cần phải đảm bảo thanh toán đúng hạn với các khoản vay khác trong thời gian tích lũy lại tín dụng để không tiếp tục cuốn vào nợ nần, gây mất uy tín tài chính cá nhân.
Thông thường, thời gian để tích lũy lại điểm tín dụng có thể mất khoảng từ 2 đến 5 năm. Dù vậy, khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình tài chính và các hành vi thanh toán của từng khách hàng.
Bước 3: Đăng ký mở thẻ
Sau thời gian tích lũy điểm tín dụng uy tín, khách hàng có thể thực hiện mở thẻ Visa Credit với cả 2 hình thức online thông qua ứng dụng Mobile Banking hoặc trực tiếp tại quầy gia