18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội

Dù có nhiều biện pháp được đề ra, nhưng sau gần hai thập kỷ kể từ ngày cầu vượt ngã tư Sở được khánh thành, tình trạng ùn tắc vẫn chưa được cải thiện.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 1.

Vào các giờ cao điểm, khu vực ngã tư Sở thường xuyên ùn tắc vì mật độ phương tiện tăng cao. Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội đã đầu tư hạ tầng, nhiều lần điều chỉnh phương án tổ chức giao thông.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 2.

Đáng kể nhất là dự án cầu vượt nút giao thông Ngã Tư Sở được khởi công vào năm 2005 và thông xe vào năm 2006. Cầu có chiều dài 440 m, chiều rộng 17,5 m. Đây là cây cầu vượt đầu tiên được thực hiện ở Hà Nội.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 3.

Để hoàn thành cây cầu, Hà Nội đã quyết định đầu tư trên 1.100 tỷ đồng, gồm các hạng mục: cầu vượt, hầm bộ hành, tuynel kỹ thuật… Tuy nhiên, ngay sau khi hoàn thành, tình trạng ùn tắc giao thông tại đây vẫn chưa chấm dứt. Người dân, báo chí gọi nơi đây với biệt danh “ngã tư khổ".

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 4.

Nguyên nhân một phần đến từ số lượng phương tiện giao thông ở Hà Nội tăng quá nhanh. Năm 2004, Hà Nội có khoảng 1,5 triệu xe máy (chưa kể số xe của người tạm trú). Đến năm 2022, Hà Nội có 7,86 triệu phương tiện; trong đó có gần 1,1 triệu ô tô và hơn 6,7 triệu xe máy.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 5.

Đặc biệt, sau khi Hà Nội thông đường vành đai 2 trên cao từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở (đầu năm 2023) thì tình trạng ùn tắc lại càng trở nên căng thẳng.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 6.

Sau khi chạy với tốc độ 80 km/h, tài xế phải nhích từng mét để rời đường trên cao và hoà vào dòng xe ở ngã tư Sở.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 7.

Hà Nội đã tiến hành nhiều biện pháp phân luồng mới như chặn đường đi thẳng từ Tây Sơn sang Nguyễn Trãi, buộc các phương tiện phải đi vòng qua đường Láng. Tuy nhiên, điều này dẫn đến hàng trăm người cố tình đi ngược chiều để tránh phải đi xa và ùn tắc.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 8.

Trước tình trạng kéo dài, thời gian gần đây Hà Nội đã đồng ý để Sở GTVT xén hàng loạt dải phân cách mở rộng lòng đường mở thêm làn chờ cho phương tiện.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 9.

Nút giao ngã tư Sở cũng được đầu tư một hệ thống đường hầm dài gần 500 m cho người đi bộ và đi xe đạp. Tuy nhiên, nơi đây thường xuyên vắng vẻ. Người dân cho rằng việc đi dưới hầm quá xa, lên xuống phức tạp.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 10.

Nhiều người dân chọn băng trực tiếp qua đường để tiết kiệm thời gian.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 11.

Vì nhiều nguyên nhân, sau 18 năm nỗ lực việc giải quyết ùn tắc ở ngã tư Sở vẫn chưa được giải quyết triệt để.

18 năm giải quyết ùn tắc tại cầu vượt đầu tiên, trị giá 1.100 tỷ ở Hà Nội 
 - Ảnh 12.

Bản đồ cầu vượt Ngã Tư Sở.

Yêu cầu rút ngắn 6 tháng với cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên

Ngọc Đẹp - Quỳnh Hương

Ngọc Đẹp - Quỳnh Hương

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/18-nam-giai-quyet-un-tac-tai-cau-vuot-dau-tien-tri-gia-1100-ty-o-ha-noi-2057238.htm