2 giếng khoan sâu hơn 10.000m báo tin vui trúng lớn vì càng đổ nước càng phun lửa, kho báu được đánh thức, công nghệ siêu lạ vào việc

Kho báu sâu hơn 10.000m dưới lòng đất được đánh thức.

2 giếng khoan sâu hơn 10.000m báo tin vui trúng lớn vì càng đổ nước càng phun lửa, kho báu được đánh thức, công nghệ siêu lạ vào việc- Ảnh 1.

Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, 2 giếng khoan tại Lưu vực Tarim, Tân Cương (Trung Quốc) và khu vực Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã báo tin vui khi đạt độ sâu hơn 10.000m. Cụ thể, khi đạt độ sâu này, 2 giếng khoan đã thu được khí và dầu ngưng tụ, khi dính lửa hỗn hợp này sẽ cháy to, thậm chí càng đổ nước thì lửa sẽ càng mạnh.

Cụ thể, giếng thứ nhất sâu hơn 11.000 được khoan từ tháng 5/2023, tại lưu vực Tarim - khu vực rất giàu dầu mỏ của Trung Quốc. Giếng khoan này đã hoàn thành mục tiêu sau hơn 400 ngay khoan và trở thành giếng sâu nhất châu Á.

Cùng với đó, vào tháng 7/2023, Trung Quốc khởi công khoan giếng sâu 10.520m tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) - là nơi có trữ lượng khí đá phiến lớn nhất Trung Quốc.

Theo SCMP, để khác giếng khoan hoàn thành mục tiêu độ sâu nhanh nhất có thể, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một công nghệ khoan thông minh nhằm phát hiện chính xác dầu và khí đốt sâu dưới lòng đất. Công nghệ này sẽ hướng dẫn máy khoan đạt được các điểm khai thác tốt nhất, giúp sản lượng tăng gấp 5 lần.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết, giếng khoan dầu khí tại Lưu vực Tarim cho sản lượng hàng ngày là 13,5 tấn dầu và 42.000 mét khối khí đốt tự nhiên, gấp gần 5 lần sản lượng của các giếng lân cận. Dự trữ địa chất tại khu vực được xác nhận chứa khoảng 510 triệu mét khối khí đốt tự nhiên và 160.000 tấn dầu ngưng tụ.

Về công nghệ, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo, thuật toán thông minh để phát triển một mô hình địa chất ba chiều với độ phân giải cấp mét, gồm cấu trúc, tính chất và thành phần đá. Mô hình này nhằm đặt trước các mục tiêu khoan, thiết kế đường dẫn giếng ngang và dự đoán các cấu trúc địa chất có thể xảy ra cũng như các cuộc 'chạm trán' dầu khí dưới lòng đất.

Cùng với đó, hệ thống khoan thông minh, được dẫn đường bởi công nghệ định vị mục tiêu 3D đóng vai trò là cơ quan trung tâm để điều khiển nhiều công cụ khác nhau. Tất cả công cụ, thiết bị được phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ khoan một cách chính xác.

Hơn nữa, thiết bị chụp ảnh dựa trên sóng điện từ được trang bị trên máy khoan như để các kỹ sư có thể giám sát quá trình thi công. Thiết bị này gửi sóng điện từ vào địa tầng và nhận tín hiệu phản xạ để khám phá các đặc tính điện và ranh giới của tầng địa chất.

Tại công trình giếng khoan tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) vào tháng 7/2023, thiết bị này đã hoạt động trong 229 giờ liên tục ở độ sâu lên tới 4.538m. Và công nghệ này giúp xác định chính xác các thành tạo có lực cản thấp như thân cát và cung cấp thông tin ra quyết định quan trọng cho hệ thống.

Nhờ sự xuất hiện của công nghệ điều hướng chính xác 3 chiều sử dụng mô hình dựng sẵn của cấu trúc lớp dầu khí dưới lòng đất mà các mũi khoan đến các điểm khai thác tốt nhất. Hệ thống dẫn đường quay linh hoạt và hệ thống định vị địa chất sau đó dẫn đường mũi khoan đến các mục tiêu được chỉ định bằng kết cấu cơ khí linh hoạt.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết, công nghệ khoan thông minh này là kết quả của những nỗ lực bền bỉ của hàng trăm nhà nghiên cứu trong hơn 6 năm. Nhiều thiết bị tự phát triển đã hoàn thiện kỹ thuật sau hàng trăm lần thử nghiệm và lặp lại tại hiện trường, chuyển từ nguyên mẫu sang mô hình kỹ thuật.

Công nghệ khoan thông minh này đánh dấu bước đột phá thành công đầu tiên trong việc khai thác dầu khí từ các trữ lượng cụ thể này, là bằng chứng cho độ tin cậy của công nghệ mới nổi cho phép khoan hiệu quả, chi phí thấp đối với các nguồn tài nguyên dầu khí sâu của Trung Quốc.

Việc phát hiện khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững của Trung Quốc. Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới, việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên của Trung Quốc luôn là vấn đề quan trọng.

Trong khi phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá, Trung Quốc luôn chú ý bảo vệ và bền vững môi trường, áp dụng các phương pháp phát triển khai thác khoa học và bền vững, đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững lâu dài.

Minh Tiến

Minh Tiến

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/2-gieng-khoan-sau-hon-10000m-bao-tin-vui-trung-lon-vi-cang-do-nuoc-cang-phun-lua-kho-bau-duoc-danh-thuc-cong-nghe-sieu-la-vao-viec-20514033.htm