4 lãnh đạo Vận tải biển Sài Gòn (SGS) đồng loạt xin từ nhiệm

Loạt lãnh đạo từ Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc đến Thành viên ban kiểm soát SGS xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ 2024.

4-lanh-dao-van-tai-bien-sai-gon-sgs-dong-loat-xin-tu-nhiem-antt-1718612613.png
Loạt lãnh đạo Vận tải biển Sài Gòn đồng loạt xin từ nhiệm. Ảnh minh hoạ.

CTCP Vận tải biển Sài Gòn (MCK: SGS) vừa thông báo nhận được đơn từ nhiệm của các lãnh đạo trong công ty bao gồm ông Lê Minh- Chủ tịch HĐQT; bà Huỳnh Như Ý- Thành viên HĐQT; bà Dương Thị Kim Kiều- Thành viên Ban Kiểm soát.

Đáng chú ý, bà Dương Thị Kim Kiều đã có 3 lần nộp đơn từ nhiệm. Lần đầu tiên vào ngày 25/5/2022, bà Kiều nộp đơn từ nhiệm nhưng không được thông qua. Đến tháng 6/2022, bà tiếp tục gửi đơn từ nhiệm. Nhưng đến tháng 9/2023 bị Tòa án tuyên hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ 7/2022 của Vận tải biển Sài Gòn nên vẫn chưa thể từ nhiệm.

Bên cạnh đó, ông Phạm Văn Hưởng- Tổng Giám đốc, cũng nộp đơn xin từ nhiệm thôi giữ chức vụ từ ngày 20/6/2024 với lý do chuyển công ty.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đã có tới 4 lãnh đạo chủ chốt của Vận tải biển Sài Gòn nộp đơn xin từ nhiệm. Cá biệt có lãnh đạo đã nộp đơn tới 3 lần để xin từ nhiệm và việc từ nhiệm hàng loạt diễn ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên. ĐHĐCĐ thường niên của Vận tải biển Sài Gòn sẽ diễn ra vào ngày 10/7/2024. 

Về thành phần cổ đông của Vận tải biển Sài Gòn, vốn điều lệ công ty đang ghi nhận 144 tỷ đồng với SAMCO là công ty mẹ nắm cổ phần chi phối 51%. SAMCO là công ty nhà nước hoạt động kinh doanh đa ngành với lĩnh vực chính là sản xuất các sản phẩm cơ khí giao thông, vận tải và cung cấp dịch vụ về giao thông, vận tải chất lượng cao.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý I/2024, doanh thu của SGS đạt 49 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức gần 51 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Do giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 35%, còn 7,6 tỷ đồng.

 

CTCP Vận tải biển Sài Gòn (MCK: SGS) vừa thông báo nhận được đơn từ nhiệm của các lãnh đạo trong công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT - ông Lê Minh; Thành viên HĐQT - Bà Huỳnh Như Ý; Thành viên Ban Kiểm soát - Bà Dương Thị Kim Kiều.

Đáng chú ý, bà Dương Thị Kim Kiều đã có 3 lần nộp đơn từ nhiệm. Lần đầu tiên vào ngày 25/5/2022, bà Kiều nộp đơn từ nhiệm nhưng không được thông qua. Đến tháng 6/2022, bà tiếp tục gửi đơn từ nhiệm. Nhưng đến tháng 9/2023 bị Tòa án tuyên hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ 7/2022 của Vận tải biển Sài Gòn nên vẫn chưa thể từ nhiệm.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc - ông Phạm Văn Hưởng cũng nộp đơn xin từ nhiệm thôi giữ chức vụ từ ngày 20/6/2024 với lý do chuyển công ty.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đã có tới 4 lãnh đạo chủ chốt của Vận tải biển Sài Gòn nộp đơn xin từ nhiệm. Cá biệt có lãnh đạo đã nộp đơn tới 3 lần để xin từ nhiệm và việc từ nhiệm hàng loạt diễn ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên. ĐHĐCĐ thường niên của Vận tải biển Sài Gòn sẽ diễn ra vào ngày 10/7/2024.Theo báo cáo thường niên 2023, Vận tải biển Sài Gòn có vốn điều lệ hơn 144 t đồng, trụ sở tại quận 1, TP.HCM.

Về thành phần cổ đông của Vận tải biển Sài Gòn, vốn điều lệ công ty đang ghi nhận 144 tỷ đồng với SAMCO là công ty mẹ nắm cổ phần chi phối 51%. SAMCO là công ty nhà nước hoạt động kinh doanh đa ngành với lĩnh vực chính là sản xuất các sản phẩm cơ khí giao thông, vận tải và cung cấp dịch vụ về giao thông, vận tải chất lượng cao.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý I/2024, doanh thu của SGS đạt 49 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức gần 51 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Do giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 35%, còn 7,6 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của công ty hơn 329 tỷ đồng. Trong đó, SGS có 208 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn. Tổng dư nợ cuối kỳ là 807 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3 là 296 tỷ đồng, bao gồm 130 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Hà Anh (t/h)

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/4-lanh-dao-van-tai-bien-sai-gon-sgs-dong-loat-xin-tu-nhiem-20516353.htm