Vào năm 2015, một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính lên đến 470 tấn vừa được tìm thấy ở ngoài khơi tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Mỏ này nằm dưới mực nước biển khoảng 2.000m và được công nhận là mỏ vàng dưới biển đầu tiên tại Trung Quốc. Thực tế, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) là nơi có trữ lượng vàng dồi dào và là một trong những vùng sản xuất vàng chính ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra mỏ vàng khổng lồ này không phải là do tình cờ. Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản tỉnh Sơn Đông cho biết, họ đã phải huy động hơn 1.000 công nhân, xây dựng 67 giàn khoan thăm dò khác nhau với tổng cộng 120km đường khoan trong khoảng 3 năm. Theo đó, thời gian đầu các giàn khoan không đạt được kết quả và định tạm dừng hoạt động để khảo sát thêm nhưng sau đó đã phát hiện được mỏ kho vàng khổng lồ.
Để xây dựng giàn khoan sâu 2.000 trên biển không hề dễ dàng, Trung Quốc đã phải ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Bước đầu tiên, kỹ sư sẽ cung cấp các đặc điểm địa chất, các bộ phận thăm dò địa chất và địa vật lý, từ đó cung cấp các mô tả về điều kiện địa chất và đặc điểm vật lý của nơi đặt giàn khoan để hình thành một hệ thống khoan thông minh.
Bước thứ hai, khoan điều khiển và đo lường theo thời gian thực, với sự hỗ trợ của công nghệ đo lường và điều khiển khoan tiên tiến, sử dụng công nghệ 5W (MWD, LWD, SWD, PWD và FEWD) kết hợp với khoan ổn định và công nghệ điều khiển thông minh. Từ đó, trong quá trình khoan, AI sẽ đo lường và kiểm soát thời gian thực trong khi khoan và thu thập kịp thời các thông tin địa chất, địa tầng, môi trường và trạng thái khoan xung quanh giếng khoan và phía trước lỗ khoan mũi khoan.
Bước thứ ba, xác định chính xác mục tiêu, hệ thống máy tính khoan trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ sẽ đưa ra những phán đoán thông minh dựa trên dữ liệu ngầm mới nhất có được tại thời điểm đó, kết hợp với dữ liệu thăm dò địa chất đã biết trước để phát hiện ra mục tiêu, đồng thời xác định chính xác vị trí, kích thước, hình dạng, độ dày và hướng của mục tiêu.
Bước thứ tư, tối ưu hóa quy trình khoan tốt nhất để đạt được hàm mục tiêu năng suất tối đa, tối ưu hóa các tham số quy trình khác nhau và tự động khoan để tìm quỹ đạo tốt nhất.
Bước thứ năm, cung cấp số liệu thực tế trực tiếp và thông tin trực tiếp gần nhất với tình hình thực tế như kết quả mô tả, quỹ đạo giàn khoan thực tế và hiện trạng giàn khoan của từng khu vực, từ đó đưa ra khuyến nghị cho các kỹ sư.
Ông Ding Zhengjiang – phó giám đốc Viện nghiên cứu cho biết, việc khai thác mỏ vàng này sẽ có khó khăn, bởi việc khai thác sâu 2.000m dưới đáy biển hoàn toàn không dễ dàng. Chính vì vậy, Trung Quốc đã phải nghiên cứu công nghệ để khai thác kho báu dưới đáy biển. Một thời gian sau, khi thực sự đã đủ công nghệ, Trung Quốc mới lên kế hoạch để khai thác mỏ kho báu cực quý hiếm này.
Về công nghệ khai thác kho báu dưới biển, Trung Quốc đã đạt được 3 bước đột phá. Thứ nhất là thành công tạo ra hệ thống tự động phân tích khu vực xung quanh mỏ quặng, phân tích cơ chế hình thành kim loại trong nhiều năm và phân tích cơ chế hình thành trong tự nhiên.
Thứ hai là bước đột phá lớn trong phát triển công nghệ khám phá quanh vùng mỏ quặng. Cụ thể, Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu thăm dò môi trường và khoáng sản để nhận dạng hình ảnh quặng, từ đó dự đoán thăm dò hiệu quả và chính xác. Hệ thống trí tuệ nhân tạo này sẽ khảo sát, mô phỏng hình ảnh quặng dưới dạng 2D và 3D.
Thứ ba là cải thiện khả năng xử lý dữ liệu lớn và ứng dụng các công nghệ mới làm cho các thiết bị phân tích cầm tay trở thành một phương tiện đáng tin cậy trong thăm dò khoáng sản. Cụ thể, sử dụng định vị GPS để đánh dấu vị trí và đo lường thời gian chính xác. Từ đó có được thông tin địa lý, hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao phục vụ quá trình khai thác.
Minh Tiến