Tạm dừng việc tuyển dụng, trả lương hoặc thăng chức: Tiền lương là chi phí lớn nhất đối với hầu hết các công ty công nghệ và thường là nơi đầu tiên các nhà lãnh đạo công ty sẽ cố gắng kiềm chế chi phí. Các công ty có thể thực hiện điều này bằng cách tạm dừng tuyển dụng tất cả các vị trí, trừ những vị trí quan trọng nhất và trì hoãn việc thăng chức, tăng lương cho nhân viên hiện tại.
Báo động đỏ về hiệu quả tài chính: Một công ty đang gặp khó khăn về nguồn thu hoặc bị giảm lợi nhuận - hoặc đơn giản là không tăng trưởng với tốc độ kỳ vọng - có nhiều khả năng sẽ tiến hành sa thải nhân viên và thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí khác. Thật không may, nhân viên tại nhiều công ty không được biết thông tin tài chính chi tiết của doanh nghiệp.
Tái cơ cấu các nhóm hoặc phòng ban: Các công ty có thể sáp nhập các nhóm nhằm hợp lý hóa hoạt động và cắt giảm chi phí. Sự dư thừa do những động thái tái cơ cấu này thường dẫn đến việc cắt giảm việc làm. Các công ty cũng có thể tăng sự phụ thuộc vào việc thuê ngoài.
Tăng cường giao tiếp nội bộ: Việc liên lạc thường xuyên với nhân viên từ ban quản lý về những thách thức tài chính của công ty, tối ưu hóa lực lượng lao động, nhu cầu giảm chi phí hoặc nhu cầu năng suất cao hơn có thể cho thấy rằng việc sa thải đang được xem xét.
Các công ty khởi nghiệp được hỗ trợ bởi quỹ mạo hiểm cần cố gắng quản lý dòng tiền của họ - khoảng thời gian họ có thể tiếp tục hoạt động với tốc độ đốt tiền mặt hiện tại mà không cần vốn mới cũng có thể cảnh báo nhân viên về việc công ty sắp giảm việc đốt tiền mặt.
Những thay đổi bất ngờ trong chính sách của công ty: Một công ty đột ngột yêu cầu những nhân viên đã làm việc từ xa quay trở lại văn phòng, thực tế có thể đang tính đến việc sa thải.
Thông thường, những chính sách như vậy được dùng làm lý do để sa thải những nhân viên không tuân thủ các quy định mới. Tương tự, những đánh giá hoặc kiểm tra bất ngờ của tổ chức về hiệu quả hoạt động của nhân viên ngoài các đợt đánh giá kinh doanh được lên lịch thường xuyên có thể là dấu hiệu báo trước cho việc sa thải nhân viên.
Giảm khối lượng công việc hoặc hủy dự án: Các dấu hiệu khác cho thấy một công ty đang gặp khó khăn về tài chính có thể dẫn đến việc sa thải bao gồm khối lượng công việc của nhân viên giảm đáng kể hoặc các dự án lớn bị hủy hoặc hoãn lại.
Các biện pháp cắt giảm chi phí khác: Các công ty cắt hoặc giảm đặc quyền và phúc lợi bao gồm chi phí đi lại của nhân viên, bữa trưa, hay chi phí đào tạo hoặc trợ cấp chăm sóc sức khỏe có thể sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí lớn hơn như sa thải nhân viên.
Nguồn: Crunchbase
Nhã Mi (dịch)
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/7-dau-hieu-cua-mot-cong-ty-sap-sa-thai-nhan-vien-dac-biet-la-trong-nganh-cong-nghe-2058988.htm