Thông tin về báo cáo cập nhật thị trường trái phiếu, đại diện FiinRatings cho biết, tính đến ngày 4/5, tỷ lệ chậm trả trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng, với 98 tổ chức phát hành với tổng giá trị chậm trả lên tới 128.500 tỷ đồng, tương đương 16,3% tính trên tổng quy mô trái phiếu phi ngân hàng đang lưu hành (so với mức 12% tại thời điểm ngày 17/3) và tăng 13,6% so với lần cập nhật gần nhất.
Ở chiều ngược lại, quy mô trái phiếu mua lại trước hạn trong tháng đạt gần 11.300 tỷ đồng, giảm 41,6% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn chủ yếu đến từ nhóm các ngân hàng và chiếm 61% giá trị trên thị trường, đến từ nhóm ngân hàng gồm VIB, Sacombank, VP Bank và BIDV. Trong số đó, các lô trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng mua lại có kỳ hạn 3 năm và có thời gian đáo hạn còn lại đúng 1 hoặc 2 năm (2024 hoặc 2025).
FiinRatings nhận định, sau khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành vào đầu tháng 3 cho phép doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ trái phiếu với việc kéo dài thời gian đáo hạn tối đa 2 năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận một số hoạt động triển khai theo quy định này.
Cụ thể, ngày 4/5, CTCP Bất động sản Phát Đạt gia hạn lô trái phiếu trị giá 148 tỷ đồng, đi kèm với đó là cam kết nâng cao lãi suất đến ngày đáo hạn. Theo đó, tiến độ mua lại lô trái phiếu mã hiệu PDRH2123002 của công ty sẽ được chia làm 3 đợt, kéo dài từ tháng 5/2023 đến tháng 7/2023, với tỷ lệ hoàn trả lần lượt mỗi tháng là 30%-30%-40% đồng thời lãi suất hiện hành tăng từ 13% lên 15%/năm.
Trước đó, FiinRatings cũng thống kê cho thấy trong tháng 4 chỉ ghi nhận duy nhất 1 lô trái phiếu riêng lẻ được phát hành trị giá 671 tỷ đồng từ CTCP North Star Holdings.
Lô trái phiếu duy nhất này thuộc nhóm ngành bất động sản có kỳ hạn 16 tháng với lãi suất 14%/năm. Đây cũng là mức lãi suất danh nghĩa cao nhất được ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay. Như vậy, quy mô phát hành trong tháng 4 chỉ tương đương 2,5% so với tháng 3 và bằng 2,25% so với tháng 4/2022.
Ở chiều ngược lại, quy mô trái phiếu mua lại trước hạn trong tháng 4 đạt gần 11.300 tỷ đồng, giảm 41,6% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, 61% giá trị trái phiếu mua lại trong tháng đến từ nhóm ngân hàng (bao gồm VIB, Sacombank, VP Bank và BIDV).
Giá trị trái phiếu được các ngân hàng mua lại trước hạn đã tăng 5,6 lần so với tháng 3 và tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, 8/12 lô trái phiếu được các ngân hàng mua lại có kỳ hạn 3 năm và sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2024-2025.
Hà Ly (t/h)
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/98-to-chuc-cham-tra-no-trai-phieu-voi-tong-gia-tri-128500-ty-dong-2051555.htm