Hiện nay, khách hàng muốn biết mình đang sử dụng những loại thẻ nào (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…), bao nhiêu tài khoản hoặc khách hàng đang có nhiều thẻ ATM nhưng lại không biết số dư trong thẻ là bao nhiêu, còn tiền hay hết tiền… thì chỉ có thể kiểm tra bằng cách liên hệ với số tổng đài của ngân hàng mà bạn đang mở thẻ.
Khi đó nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hang khai báo các thông tin cá nhân để xác minh giữa người yêu cầu tra soát thông tin thẻ và chủ thẻ có trùng khớp với nhau hay không. Khi các yêu cầu về việc khai báo thông tin được hoàn tất, khách hàng hoàn toàn có thể biết được số tiền còn dư trong thẻ ATM hoặc những loại thẻ mà bạn đang sử dụng tại ngân hàng đó.
Trong trường hợp, các thông tin yêu cầu khai báo không đầy đủ, dù thiếu chỉ một thông tin thì khách hàng sẽ phải ra các chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng đã phát hành thẻ để làm các thủ tục cần thiết khác.
Theo số liệu thống kê gần nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến quý 3-2023 có 102,15 triệu thẻ nội địa và 38,54 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành.
Việc chạy đua phát hành thẻ để mở rộng thị phần, bất chấp khách hàng đó có nhu cầu sử dụng hay không... là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có hàng chục triệu thẻ "rác", gây lãng phí cùng nhiều hệ lụy khác.
Cuộc đua mở thẻ, tài khoản ngày càng quyết liệt hơn khi gần đây từ chỗ phải đến quầy giao dịch người dùng có thể mở tài khoản online thông qua app. Có ngân hàng "dụ" người dùng mở tài khoản mới với số tài khoản bằng số điện thoại, CCCD, số đẹp... nhưng tài khoản cũ vẫn duy trì.
Việc mở/đóng tài khoản mỗi ngân hàng sẽ có các quy định khác nhau. Nhưng theo chuyên gia, tốt nhất khách hàng nên tránh phát sinh phiền toái bằng cách chủ động đóng tài khoản khi không còn nhu cầu sử dụng.
Hà Anh (t/h)
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/cach-kiem-tra-de-biet-minh-co-bao-nhieu-tai-khoan-the-ngan-hang-20511270.htm