Schneider Electric, một tên tuổi lớn trong ngành công nghệ quản lý năng lượng và tự động hóa. Sự hiện diện của tập đoàn tại Việt Nam bắt đầu từ 30 năm trước trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, Schneider Electric đã tham gia vào dự án trọng điểm đường dây truyền tải điện “500kV Bắc – Nam mạch 1” từ năm 1991 đến 1993.
Dự án này không chỉ là công trình kỹ thuật quan trọng, mà còn là bước đột phá đưa điện năng đến khắp các vùng miền của Việt Nam, từ Hòa Bình đến TP.HCM với tổng chiều dài 1.487km.
Năm 1994, Schneider Electric chính thức thành lập công ty tại Việt Nam, mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây là bước đầu tiên trong hành trình dài hơi của tập đoàn tại Việt Nam.
Đến năm 2017, khi Schneider Electric khánh thành nhà máy tại khu công nghệ cao TP.HCM. Nhà máy này không chỉ là một cơ sở sản xuất hiện đại mà còn là trung tâm cung ứng sản phẩm chất lượng cao cho cả thị trường trong nước và quốc tế, khẳng định cam kết của Schneider Electric trong việc hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2018, Schneider Electric nắm bắt xu thế số hóa mạnh mẽ với cách mạng công nghiệp 4.0. Năm 2023, Schneider Electric tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thông minh. Với giải pháp EcoStruxure, Schneider Electric đã trở thành cố vấn chuyên môn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng sân bay thông minh, ứng phó với các rủi ro và giảm phát thải CO2. Đây là minh chứng rõ nét cho cam kết của tập đoàn trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hướng tới một tương lai xanh và bền vững.
Một trong những chiến lược quan trọng của Schneider Electric là đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Tại Việt Nam, tập đoàn đã cam kết đào tạo 35.000 người về năng lượng vào năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Schneider Electric đã hợp tác với 20 trường cao đẳng nghề trên toàn quốc để triển khai dự án Trung tâm xuất sắc. Dự án này được đầu tư và thiết kế với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến cho các thế hệ tương lai.
Mới đây, Schneider Electric đã đạt được một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của mình khi được vinh danh là công ty bền vững nhất thế giới.
Trên thực tế, Schneider Electric đã không ngừng chứng minh cam kết của mình đối với sự bền vững thông qua các chính sách và sáng kiến toàn diện. Tập đoàn đã triển khai nhiều chiến lược nhằm giảm thiểu tác động môi trường, bao gồm việc giảm phát thải CO2, tối ưu hóa hiệu quả năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Schneider Electric đạt được danh hiệu này là sự đổi mới không ngừng trong các giải pháp và sản phẩm của mình. Với nền tảng công nghệ EcoStruxure, tập đoàn đã triển khai các giải pháp thông minh giúp các tổ chức và doanh nghiệp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa hiệu suất và giảm lượng khí thải carbon. Các sáng kiến như vậy không chỉ giúp khách hàng đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn thúc đẩy toàn ngành công nghiệp hướng tới một tương lai xanh hơn.
Trên thực tế tại Việt Nam, năm 2024 cũng đánh dấu hành trình 30 năm phát triển bền vững của Schneider Electric tại đây. Suốt 30 năm qua, Tập đoàn không ngừng thúc đẩy chuyển đổi số bằng cách tích hợp các công nghệ năng lượng và quy trình hàng đầu thế giới, tích hợp Internet vạn vật, các thiết bị kết nối và điều khiển, phần mềm và dịch vụ, xuyên suốt toàn bộ vòng đời đầu tư và vận hành của doanh nghiệp, cho phép hợp nhất quy trình quản lý doanh nghiệp trong các thị trường nhà ở dân dụng, công trình kiến trúc, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và công nghiệp.
Để luôn dẫn đầu xu thế, cung cấp các giải pháp bền vững và hiệu quả, duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường, 10 năm tới, Schneider Electric cho biết sẽ luôn kết nối mật thiết với 5 xu hướng lớn trong hoạt động kinh doanh.
Sự cân bằng toàn cầu mới: Khi Việt Nam thu hút các “đại bàng”
Toàn cầu hóa từng là một xu thế mạnh mẽ bao trùm thế giới. Nhưng hiện tại, sau 3-4 năm đấu tranh với đại dịch Covid-19 cùng nhiều vấn đề nhạy cảm về chính trị đang nổi lên, tình trạng bảo hộ thương mại lại gia tăng, đi kèm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Đây được gọi là trạng thái cân bằng toàn cầu mới.
Để ứng phó với trạng thái này, 81% các công ty lớn đang áp dụng cách tiếp cận mới có tên “The Power of 2” (Năng lực cung ứng kép), đưa nguồn cung thứ hai vào hoạt động kinh doanh. Phương pháp này giúp tối ưu hóa các quy trình cũ để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Trong tương lai, chuỗi cung ứng sẽ tinh giản hơn, hoạt động trao đổi giữa các khu vực trên thế giới cũng không còn quá phức tạp.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia thụ hưởng tiềm năng từ xu hướng tái định vị chuỗi cung ứng, trở thành điểm đến ưa thích của các “đại bàng” – những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Bản thân Schneider Electric cũng đánh giá rất cao thị trường Việt Nam, luôn coi việc gia tăng hiện diện và thấu hiểu thị trường Việt là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Sự Dịch chuyển về sự thịnh vượng
Trạng thái cân bằng toàn cầu mới đang bắt đầu định hình lại thế giới, dẫn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ở những nơi nằm ngoài dự kiến.
Nhu cầu năng lượng trong tương lai sẽ chủ yếu tập trung ở các khu vực như Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi – những nơi dân số đang gia tăng nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2050 sẽ có thêm 1,3 tỷ người ở Ấn Độ và châu Phi.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ với tỷ lệ người dân chuyển đến các thành phố ngày càng tăng, dự kiến tăng 2,1 tỷ người trong 25 năm tới, cũng thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của họ.
Việt Nam cũng đang có nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng kinh tế và đáp ứng quá trình đô thị hóa. Theo ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu (Global Infrastructure Hub), Việt Nam cần trung bình ít nhất 25 tỷ USD mỗi năm cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong 20 năm tới. Trong số các ngành, năng lượng chiếm gần 45%.
Sự Biến đổi khí hậu
Việc phát triển cơ sở hạ tầng mang đến cơ hội to lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra lo ngại về việc làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu.
Hồi tháng 1/2024, lần đầu tiên mức tăng nhiệt độ toàn cầu vượt ngưỡng 1,5 độ C trong vòng 12 tháng. Năm 2023 cũng đánh dấu một năm nóng kỷ lục. Khoảng 3,6 tỷ người, tương đương một nửa dân số thế giới, đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu.
Tin tốt là 2.800 công ty lớn đã có Cam kết phát thải ròng bằng 0 được công nhận là Sáng kiến mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học (SBTi), trong đó Schneider Electric là một trong những công ty đầu tiên được xác nhận cam kết năm 2030 và 2050. Ngoài ra tại COP28, 122 quốc gia cam kết sẽ tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng vào năm 2030.
Số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI): Đem đến cơ hội lớn, nhưng vẫn cần ứng dụng một cách bền vững
Tốc độ số hóa nhanh chóng và sự bùng nổ của AI giúp đem đến những công cụ mạnh mẽ để giảm thiểu tác động lên môi trường và xây dựng tương lai bền vững.
Đặc biệt, AI đang ngày càng phổ biến và được thảo luận ở khắp nơi. Đối với Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều hành động cụ thể, như việc gặp mặt lãnh đạo các nước và những doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu để trao đổi về hợp tác phát triển AI, cũng như các hệ sinh thái liên quan. Về phía doanh nghiệp, FPT – đối tác của Schneider Electric – đã coi AI chính là tương lai của Tập đoàn.
Sự phát triển của AI là nhờ lượng lớn dữ liệu được tạo tự động, số lượng thiết bị IoT tăng gấp 6 lần trong 10 năm, tất cả thông tin dưới mọi hình thức đều được số hóa.
Tuy nhiên, việc phát triển nhiều trung tâm dữ liệu sẽ đòi hỏi hệ thống làm mát hiệu quả hơn và phải sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến trong 5 năm tới, mức tiêu thụ năng lượng của những trung tâm dữ liệu này sẽ tăng gấp 1,6 lần so với hiện tại.
Chuyển đổi năng lượng: Năng lượng tái tạo đã sẵn sàng để lấn át nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030
Thách thức lớn nhất trong ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề phát thải, và 80% lượng phát thải đến từ việc sử dụng năng lượng. Mặc dù cần giảm mức sử dụng năng lượng, nhưng nhu cầu tiêu thụ lại ngày càng tăng cao do dân số gia tăng
Tuy nhiên, các công nghệ có sẵn hiện nay có thể loại bỏ 70% phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng. Bên cạnh đó, các nguồn điện phát thải thấp, dẫn đầu là năng lượng tái tạo, đã sẵn sàng để lấn át nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.
Năm 2023, Việt Nam cũng đã công bố Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, trong đó tập trung vào 4 loại năng lượng tái tạo chính là thủy điện, điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối. Quy hoạch xác định các nguồn năng lượng này đạt tỷ lệ 30,9 - 39,2% vào năm 2030. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên tới 67,5 - 71,5%.
C%E1%BB%99ng%20t%C3%A1c%20vi%C3%AAn