Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden không tạo ra tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam như kỳ vọng của giới đầu tư. Bước sang phiên chiều, thị trường đột ngột chứng kiến áp lực bán tăng vọt, số mã giảm điểm trên sàn HoSE nhiều gấp 5 lần số mã tăng.
Về biên độ sàn HoSE ghi nhận 155 cổ phiếu đóng cửa giảm trên 2%, chưa kể gần 70 mã khác giảm từ 1% tới 2%. 10 cổ phiếu thổi bay nhiều điểm nhất của VN-Index đều là các mã thuộc VN30. VN30-Index chốt phiên giảm 1,48% với 21 mã giảm trên 1%, trong đó 11 mã giảm hơn 2%.
Nhóm cổ phiếu đi ngược dòng hôm nay rất ít, và cũng chỉ khoảng 40 mã tăng trên 1%, chưa kể phần lớn là thanh khoản nhỏ tới rất nhỏ.
Chốt phiên 11/9, chỉ số VN-Index giảm tới 17,85 điểm trong phiên 11/9, tương đương 1,44%, xuống 1.223,63 điểm. Đây là lần thứ 2 trong khoảng 1 tháng qua thị trường tiếp cận ngưỡng 1.250 điểm rồi đều lao dốc thảm hại.
Cổ phiếu bất động sản lao dốc mạnh nhất thị trường. Theo đó, VHM giảm 2,78%, BCM giảm 2,2%, VRE giảm 3,04%, KBC giảm 3,67%, KDH giảm 3,87%, DIG giảm 5,44%, PDR giảm 3,52%, VCG giảm 4,42%, TCH giảm 3,01%, NLG giảm 4,83%, DXG giảm 6,19%, CRE giảm 5,77%; NVL, DXS, HPX, HTN, SGR đều giảm kịch sàn. Đáng chú ý, NVL bất ngờ bị xả ồ ạt trong phiên chiều và đóng cửa tại mức giá sàn với thanh khoản dẫn đầu thị trường, đạt gần 71,7 triệu đơn vị; DXS khớp lệnh gần 10,5 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ngân hàng cũng chìm nghỉm trong sắc đỏ với VCB giảm 1,12%, BID giảm 1,06%, CTG giảm 1,24%, TCB giảm 2,26%, MBB giảm 1,83%, ACB giảm 1,76%, SSB giảm 1,82%, EIB giảm 1,96%, HDB giảm 1,44%, VIB giảm 1,94%, TPB giảm 2,32%, STB giảm 2,77%, SHB giảm 3,15%, MSB giảm 3,39%. Ở chiều ngược lại, vẫn có VPB tăng 0,46%, LPB tăng 0,62%, OCB tăng 2,82%.
Cổ phiếu chứng khoán cũng chỉ cầm cự đến cuối phiên rồi cũng chung cảnh ngộ: SSI giảm 0,74%, VND giảm 1,06%, HCM giảm 0,15%, VIX giảm 2,53%, FTS giảm 2,62%, VDS giảm 2,7%, ORS giảm 2,31%. Ngược dòng có VCI tăng 1,28%, BSI tăng 0,52%, AGR tăng 1,13%, CTS tăng 1,17%.
Ở nhóm sản xuất, SAB vẫn duy trì đà tăng từ phiên sáng với mức tăng 4,3%. Ngoài ra còn có DCM, BHN, ANV, IMP, TCM, DPR. Dù vậy, đa số còn lại vẫn chìm trong sắc đỏ với HPG giảm 2,6% và khớp 47,7 triệu đơn vị, HSG và NKG cùng giảm hơn 3% và khớp gần gần đạt 16 triệu đơn vị. MSN giảm 2,69%, GVR giảm 4,19%, VHC giảm 3,25%, PAN giảm 3,07%, AAA giảm 3,2%, BMP giảm 2,92%, POM giảm 3,11%.
Cổ phiếu bán lẻ "đỏ lửa" khi MWG, PNJ và FRT giảm lần lượt 1,8%, 0,48% và 1,16%. Cổ phiếu năng lượng có GAS giảm 0,78%, PGV giảm 2,09%, POW giảm 1,17% nhưng PLX lại tăng 1,14%. Nhóm hàng không diễn biến trái chiều VJC giảm 2,37% trong khi HVN có thêm 0,38% giá trị.
Toàn sàn HoSE có 85 mã tăng giá, 39 mã đứng giá tham chiếu và 446 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,39 tỷ đơn vị, giá trị 32.133,74 tỷ đồng, tăng 26,36% về lượng và 22,02% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 8/9. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 86,3 triệu đơn vị, giá trị 2.310,2 tỷ đồng.
Những cổ phiếu thanh khoản khổng lồ hôm nay đều giảm giá: NVL khớp 1.522 tỷ đồng, giá giảm 6,82%; HPG khớp 1.353,3 tỷ đồng, giá giảm 2,61%; SSI khớp 1.164,8 tỷ giá giảm 0,74%; STB khớp 1.048,3 tỷ đồng, giá giảm 2,77%. Cả loạt cổ phiếu khớp 500 tỷ tới dưới 1.000 tỷ đồng thanh khoản cũng lao dốc nặng như DIG, VIX, VND, DXG, GEX, KBC, VCG…
Sàn HNX chỉ có 48 mã tăng và có tới 154 mã giảm, HNX-Index giảm 4,87 điểm (-1,9%) xuống 251,33 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 130,34 triệu đơn vị, giá trị 2.598,96 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,84 triệu đơn vị, giá trị 102,97 tỷ đồng.
Còn sàn UPCoM có 185 mã giảm và 130 mã tăng, chỉ số UPCoM-Index giảm 1,01 điểm (-1,07%) xuống 93,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 78,6 triệu đơn vị, giá trị 1.151,82 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,42 triệu đơn vị, giá trị 54,17 tỷ đồng.
Hà Ly (t/h)
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/chung-khoan-ngay-119-ap-luc-ban-thao-du-doi-vn-index-rot-18-diem-2054052.htm