Cú bắt tay lịch sử của hai "đại gia" từng không đội trời chung

Lord Palmerston từng nói: Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

photo-1698926756401

Trong suốt một thập kỷ, Alibaba và Tencent là những ông vua, chúa của thế giới công nghệ Trung Quốc. Cả hai ủng hộ hàng hàng loạt công ty khởi nghiệp, với yêu cầu, các công ty này chỉ sử dụng hệ sinh thái của mình. Vì thế, chuyện Alibaba và Tencent bắt tay nhau, gần như là không tưởng trước đây.

Nhưng có vẻ như điều đó đẽ thay đổi, hai ông lớn này đã bắt tay rót hàng triệu USD vào một cặp công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo đang phát triển của Trung Quốc là Zhipu và Baichuan. Các nhà sáng lập không còn cần phải chọn bên nữa, vì Alibaba và Tencent có vẻ đã thoải mái với việc đầu tư vào cùng một công ty.

Sự kiện này diễn ra sau thông báo được đưa ra vào hồi tháng 9, rằng hai "gã khổng lồ" sẽ hợp tác trong lễ hội mua sắm 11/11 sắp tới, sự kiện thường niên đặc trưng của Alibaba, vượt xa Black Friday về quy mô và mức độ tăng trưởng. Thành lập một liên minh quảng cáo, người dùng WeChat của Tencent giờ đây có thể được đưa trực tiếp đến các cửa hàng trên eBay của Alibaba - một trò chơi đôi bên cùng có lợi với nhiều tiền quảng cáo hơn cho Tencent và doanh số bán hàng lớn hơn cho Alibaba.

Trước đó, Alibaba và Tencent không đội trời chung.

Người tiêu dùng trước đây sẽ nhận được một "cảnh báo" trên WeChat mỗi khi tôi nhấp vào liên kết của Taobao, trong khi Alibaba trong một thời gian dài đã "tẩy chay" WeChat Pay.

Người bán phải đối mặt với tình trạng tương tự, với điều khoản “chọn một trong hai” của Alibaba,  họ không thể niêm yết trên các nền tảng thương mại điện tử khác nếu họ sử dụng Taobao hoặc Tmall. Điều đó đã gây ra một cuộc điều tra chống độc quyền đối với công ty này và kết thúc với án phạt 2,8 tỷ USD vào tháng 4/2021.

Chính phủ Trung Quốc muốn thúc đẩy “khả năng kết nối” trong lĩnh vực công nghệ. Những thay đổi đã xuất hiện theo thời gian. Vào năm 2021, WeChat lần đầu tiên cho phép người dùng chia sẻ các liên kết bên ngoài trong các cuộc trò chuyện trực tiếp và sau đó các nhóm WeChat được phép hiển thị liên kết đến các trang mua sắm như Tmall và Taobao của Alibaba.

Quá trình này hiện đang tăng tốc, một phần vì Alibaba và Tencent dường như không còn là vấn đề đau đầu nhất của nhau. ByteDance, một kỳ lân đáng gờm trong bối cảnh khởi nghiệp của Trung Quốc, đã nổi lên như một mối đe dọa ngày càng lớn đối với các công ty hiện tại trong lĩnh vực này. Dịch vụ video ngắn Douyin, phiên bản địa phương của TikTok, đã thu hút một lượng lớn khán giả và cùng với đó là doanh thu quảng cáo khổng lồ. ByteDance đang mở rộng sang thương mại điện tử trực tiếp và do đó đang "giẫm chân" cả hai gã khổng lồ.

Cục diện cạnh tranh những năm qua không còn được chính phủ ủng hộ, cũng như không còn hiệu quả về mặt kinh tế nữa. Trong thời điểm khó khăn, hai gã khổng lồ đang cùng nhau lèo lái trước sự phục hồi kinh tế yếu kém và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Tencent muốn tập trung vào việc chống lại ByteDance trong các lĩnh vực như trò chơi điện tử, trong khi Alibaba tập trung vào chiến lược giá thấp nhằm giành lại vị thế đã mất vào tay PDD và các nền tảng như Douyin.

Đối với các công ty internet lớn nhất của Trung Quốc, việc đón nhận một kỷ nguyên mới tăng trưởng chậm hơn cũng đồng nghĩa với việc phải "ôm lấy nhau".

Nguồn: Bloomberg

Nhã Mi

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/cu-bat-tay-lich-su-cua-hai-dai-gia-tung-khong-doi-troi-chung-2055242.htm