Đáng nể công nghệ hạ tầng Trung Quốc: Siêu máy 4.000 tấn đào hầm xuyên núi nhanh thần tốc, thời gian di chuyển giữa hai địa điểm từ 1 giờ chỉ còn 15 phút

Theo Tạp chí Global Construction Review, doanh nghiệp hạ tầng Trung Quốc đã dùng cỗ máy đào hầm được mệnh danh lớn nhất và nhanh nhất thế giới để xây dựng tuyến đường xuyên dãy núi vùng Caucasus, Georgia hiểm trở.

Đáng nể công nghệ hạ tầng Trung Quốc: Siêu máy 4.000 tấn đào hầm xuyên núi nhanh thần tốc, thời gian di chuyển giữa hai địa điểm từ 1 giờ chỉ còn 15 phút- Ảnh 1.

Dự kiến hầm chui xuyên núi này sẽ cho phép tuyến đường này hoạt động kể cả vào mùa đông, giảm thời gian lái xe giữa hai khu vực từ 1 giờ xuống còn 15 phút. Con đường mới được kỳ vọng cải thiện đời sống người dân, kết nối các vùng bị cô lập, góp phần phát triển du lịch và cải thiện hạ tầng giao thông vận tải của Georgia.

Tuyến đường hầm dài 8.860m, nằm ở độ cao 2.400m so với mực nước biển, do Tập đoàn Đường hầm Đường sắt Trung Quốc (CRTG) thi công, sử dụng máy đào hầm mang tên Caucasus. Cỗ máy khoan hầm này hoàn toàn áp dụng thiết kế, tiêu chuẩn của Trung Quốc và được sản xuất độc lập bởi nước này.

Máy khoan hầm Caucasus có đường kính 15,08m, tổng chiều dài 182m, tổng trọng lượng 3.900 tấn, lực đẩy tối đa 22.600 tấn, tổng công suất 9.900 kilowatt. Từ đó, tốc độ khoan hầm có thể đạt 426m/tháng. Đặc biệt, cỗ máy này được cơ giới hóa, kết cấu thông minh, nhân viên R&D đã đích thân đến hiện trường để nghiên cứu công nghệ điều khiển từ xa.

Cùng với đó, cỗ máy Caucasus cũng sử dụng công nghệ TBM. Công nghệ TBM sử dụng phương pháp phun áp lực kết hợp với các ứng dụng thông minh kết nối mạng 5G, có thể làm việc trong môi trường địa chất phức tạp nhất.

Công nghệ TBM có thể thực hiện việc đào an toàn, thân thiện với môi trường, nhanh chóng và hiệu quả dưới nhiều tầng lớp địa chất phức tạp khác nhau. Đồng thời, cỗ máy này có khả năng tuyệt vời như mức độ tự động hóa cao, khả năng thích ứng địa chất mạnh mẽ và tốc độ xây dựng nhanh.

Hiện nay, Trung Quốc sử dụng công nghệ này để phụ trợ cho các đường hầm chính, và hiện thực khoan đường hầm siêu dài trong thời gian siêu ngắn, dự kiến sẽ tiết kiệm thời gian xây dựng.

Cùng với đó, sử dụng các công nghệ 5G như ứng dụng hệ thống định vị nhân sự, thiết bị lái xe không người lái, phân tích cảm biến để cố gắng hoàn thành đường hầm trong thời gian ngắn nhất với chất lượng cao nhất.

Sử dụng 5G để truyền tín hiệu cùng với các màn hình lớn trong phòng dự án và trụ sở chính có thể nhận dữ liệu như thông tin định vị nhân sự, thông tin quỹ đạo và hình ảnh xây dựng trong thời gian thực. Từ đó, cho phép nhân viên quản lý giám sát việc thi công đường hầm.


Minh Tiến

Minh Tiến

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/dang-ne-cong-nghe-ha-tang-trung-quoc-sieu-may-4000-tan-dao-ham-xuyen-nui-nhanh-than-toc-thoi-gian-di-chuyen-giua-hai-dia-diem-tu-1-gio-chi-con-15-phut-20514124.htm