Nạn nhân đầu tiên là cô Song đến từ Tam Á, Hải Nam, Tủng Quốc, đã bị ghi nợ thẻ ngân hàng hai lần vào lúc 12 giờ đêm và tổng cộng 180.000 NDT (khoảng 604 triệu đồng )đã bị mất sạch. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là cô ấy không hề bị mất điện thoại di động, thẻ ngân hàng hay CMND, cũng như không nhấp vào bất kỳ liên kết hoặc trang web ngẫu nhiên nào, cũng như không quét bất kỳ mã QR hay mã xác minh SMS nào bị rò rỉ.
Vụ lừa đảo như vậy đã xảy ra liên tục ở Trung Quốc. Tại Giao Đông, Sơn Đông, Trung Quốc, một người phụ nữ tên Zhao đã đánh mất 19.700 NDT (khoảng 66 triệu đồng) trong khi ngủ. Sáng hôm sau, cô thức dậy và thấy điện thoại di động của mình lúc sáng sớm đã nhận được hơn 30 tin nhắn, mã xác minh từ nền tảng thanh toán và tin nhắn tiêu dùng từ thẻ ngân hàng. Thời điểm cô bị mất tiền là lúc 2 giờ sáng, khi cô đang ngủ và thậm chí còn không chạm vào điện thoại.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là tại một con phố tại Trịnh Châu, Trung Quốc, hơn 10 người dân tỉnh dậy và phát hiện số tiền trong thẻ ngân hàng của họ đã biến mất, số tiền bị đánh cắp lên tới hàng trăm nghìn NDT.
Hay một người đàn ông tên Li đến từ Thanh Đảo, Trung Quốc tỉnh dậy và phát hiện hơn 50.000 NDT ( 167 triệu đồng) trong phần mềm thanh toán di động đã bị mất. Nếu không nhìn thấy tin nhắn nhắc nhở, anh ấy sẽ không phát hiện ra việc này.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp như thế này. Trò lừa đảo cuỗm tiền trong tài khoản ngân hàng này diễn ra vào lúc mọi người đang ngủ, không hề sử dụng điện thoại.
Sau khi công an vào cuộc và điều tra, công an phát hiện một băng nhóm lừa đảo chuyên dùng thiết bị kỹ thuật số để xâm nhập trái phép và điện thoại di động của mọi người vào lúc đêm muộn, khi mọi người đang ngủ.
Thiết bị này sẽ bắt sóng, chỉ cần thiết bị điện thoại di động nằm trong vùng phủ sóng, thiết bị này sẽ lợi dụng sơ hở của các nhà mạng, xâm nhập trái phép của thiết bị di động của người dùng. Sau đó, những tên lừa đảo sẽ nhận được mọi thông tin mà người dùng nhận được trên điện thoại di động. Thiết bị lừa đảo này có bán kính hoạt động là 1-5 km.
Để thực hiện lừa đảo, các đối tượng lừa đảo này sẽ khởi động thiết bị, sau đó thiết bị lợi dụng sóng điện thoại, tự động tìm thấy nhiều số điện thoại di động ở gần. Tiếp theo, những kẻ lừa đảo xâm nhập vào điện thoại của người dùng, sử dụng những số điện thoại di động này để đăng nhập vào nhiều trang web và ứng dụng khác nhau mà người dùng đã đăng ký trên điện thoại.
Lúc này, điện thoại di động sẽ nhận được rất nhiều mã xác minh và tin nhắn. Vì các thiết bị này cũng nhận được những thông tin y như trên điện thoại của nạn nhân nên chúng sẽ xâu chuỗi thông tin để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.
Dựa trên liên kết email, tin nhắn, lời nhắc của ứng dụng và thông tin khác, kẻ lừa đảo đã ghép các thông tin cá nhân như tên, số điện thoại di động… Ví dụ, một số ứng dụng ẩn ngày sinh, trong khi các ứng dụng khác hiển thị ngày sinh và ẩn một số chữ số cuối. Bằng cách lắp ghép thông tin từ nhiều ứng dụng, những kẻ lừa đảo có thể lấy được số CMND, ngày tháng năm sinh, tài khoản ngân hàng của các nạn nhân.
Một nạn nhân của trò lừa đảo này đã từng nhận được tổng cộng 29 tin nhắn văn bản có mã xác minh trong vòng chưa đầy 30 giây.
Sau khi có được đầy đủ thông tin cá nhân, kẻ lừa đảo chỉ cần sử dụng số điện thoại di động và mã xác minh để đăng nhập vào nền tảng mua sắm, công cụ thanh toán và ngân hàng trực tuyến. Lúc này, số tiền trong thẻ ngân hàng của người dùng đã nằm trong lòng bàn tay của kẻ lừa đảo.
Điện thoại di động của nạn nhân sẽ nhận được số lượng lớn tin nhắn trong thời gian ngắn nên bọn lừa đảo sẽ chọn cách tấn công vào đêm muộn hoặc sáng sớm, chúng nhắm vào lúc mọi người đi ngủ để thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Hơn nữa, số lượng tin nhắn lớn trong ngày sẽ khơi dậy sự nghi ngờ của mọi người và mọi người có thể đóng băng tài khoản ngay. Bằng cách đó, những kẻ lừa đảo sẽ không thể chạm tay vào bạn. Chính vì vậy, những kẻ lừa đảo đã tính toán trước khi thực hiện hành vi lừa đảo này.
Trong những năm gần đây, công an và các nhà khai thác viễn thông, bao gồm cả ngân hàng và nền tảng thanh toán, cũng đã tăng cường trấn áp gian lận viễn thông.
Qua những trường hợp lừa đảo trên, công an đã phát đi cảnh báo cấp tốc, yêu cầu mọi người thực hiện quản lý thẻ ngân hàng theo cấp bậc, nên để số tiền nhỏ trong các ví điện tử. Đối với tài khoản ngân hàng, đặt giới hạn tối đa cho một giao dịch và thanh toán hàng ngày. Điều quan trọng nhất là khi phát hiện tiền trong tài khoản ngân hàng bất ngờ bị hụt số tiền lớn, hãy nhanh chóng phong tỏa tài khoản và gọi công an càng sớm càng tốt.
Minh Tiến