Tại Liêu Ninh, Trung Quốc phát hiện khối đá màu xanh nặng 12,6 tấn ở độ sâu 300m dưới lòng đất, các chuyên gia đã vào cuộc và xác nhận đây chính là kho báu đá ngọc bích. Hơn nữa, Cục địa chất Liêu Ninh (Trung Quốc) cho biết, khối đá ngọc bích này nằm trong siêu mỏ kho báu đá ngọc bích lớn, với trữ lượng lên tới 3 triệu tấn.
Hiện nay, Liêu Ninh (Trung Quốc) rất giàu tài nguyên đá ngọc bích. Trên thực tế, đồ dùng bằng ngọc bích ở Liêu Ninh được phát triển khá sớm và có lịch sử lâu đời nên được gọi là "ngọc cổ". Trong số đó, đá ngọc bích được khai thác chủ yếu ở Dongxiyugou, thị trấn Pialing, Liêu Ninh, Trung Quốc. Ngọc bích là loại đá cứng, có độ bóng cao và đá ngọc bích màu xanh lục có giá trị cao nhất.
Trong khai thác đá quý, Trung Quốc sử dụng AI để xác định các khoáng chất có giá trị trong đá theo thời gian thực, tăng tỷ lệ khai thác và giảm chi phí xử lý. Công nghệ này giúp đưa ra quyết định về phương pháp phân loại tốt nhất nhằm tối ưu hóa trong quá trình khai thác khoáng sản.
Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo còn hỗ trợ việc thăm dò khai thác bằng cách phân tích lượng lớn dữ liệu, xác định mục tiêu tại chỗ và cung cấp thông tin chi tiết. Điều này giúp mang lại hiệu quả tại chỗ cao hơn về mặt thời gian và chi phí.
Việc triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động thăm dò mỏ đá quý, sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu địa chất và địa vật lý nhằm giúp xác định các địa điểm khai thác tiềm năng và tối ưu hóa hoạt động khoan.
Cùng với đó, Trung Quốc còn phát triển một số thiết bị đầu cuối và phần mềm di động thông minh, chẳng hạn như RG-Map, DGSInfo… đã đạt được kết quả tốt về độ chính xác và tiện lợi, từ đó các kỹ sư Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu thực để lên kế hoạch khai thác. Trong trường hợp này, độ chính xác dự đoán độ dày lớp địa tầng đạt 71,43%.
Minh Tiến