Doanh nghiệp bán lẻ "chạy đua" mở rộng kênh bán hàng, áp dụng công nghệ mới
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 10 tháng năm 2023, doanh thu từ bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng đạt 5.105 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022, chứng minh dấu hiệu tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế đang dần phục hồi. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam hiện lên tới 142 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD trong vài năm tớituy vậy hành vi, thói quen mua hàng và kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi sâu sắc so với trước đại dịch. Báo cáo của Google, Temasek & Bain cho biết, khoảng 57 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm online trong năm 2022, chiếm hơn một nửa dân số. Người tiêu dùng chuyển dịch từ mua hàng tại cửa hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến, hoặc kết hợp một lúc nhiều kênh mua sắm. Theo thống kê ở nước ta hiện nay, khoảng 40% doanh nghiệp có từ 2 kênh bán hàng trở lên. Điều này phần nào giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mức độ thuận tiện, tốc độ nhanh chóng được phục vụ và trải nghiệm cá nhân hóa khi mua sắm.
Việc mở rộng kênh bán hàng từ đơn kênh sang đa kênh (multi-channel) và tiến tới hợp kênh (omni-channel) ở các nhà bán lẻ là xu thế tất yếu. Nhưng nó cũng đặt ra một bài toán khác cho các doanh nghiệp, đó là việc ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành và bán hàng nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh thu, đặc biệt hướng tới đối tượng khách hàng trẻ ưa thích công nghệ. Sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, đặc biệt hơn là AI tạo sinh (Generative AI) đang thu hút sự chú ý của các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, với kỳ vọng giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng mức độ trung thành và yêu thích thương hiệu.
Khi các "trợ lý AI" trở thành "điều bình thường mới" đối với khách hàng
Câu chuyện đưa các "trợ lý AI" ra bán hàng đã không còn mới mẻ trên thế giới. Nhưng đối với Sephora, chuỗi bán lẻ mỹ phẩm hàng đầu tại Singapore, trợ lý ảo của họ đã xóa nhòa ranh giới giữa mua sắm online và tại cửa hàng (in-store). Trợ lý ảo AI của Sephora giúp khách hàng đặt trước sản phẩm online, nhận hàng tại cửa hàng, kiểm tra tình trạng còn hàng của sản phẩm và đặt câu hỏi về chính sách mua hàng. Chỉ trong một năm, đã có tới 9.000 khách hàng sử dụng chatbot để mua hàng, với hơn 332.000 phiên trò chuyện, giúp hãng này tăng doanh thu trung bình hàng tháng là 30.000 USD.
Sephora không phải nhà bán lẻ đầu tiên ứng dụng AI để bán hàng. Các thương hiệu bán lẻ khác cũng đang rất sốt sắng đưa AI vào tương tác với người tiêu dùng. Carrefour đang thử nghiệm sử dụng ChatGPT và các video tạo sinh để trả lời các câu hỏi của khách hàng. Shopify – nền tảng thương mại điện tử dành cho các cửa hàng bán lẻ - lại tập trung vào phục vụ các nhà bán lẻ trên nền tảng của họ thông qua Shopify Magic – công cụ viết mô tả sản phẩm tự động dựa vào AI tạo sinh.
Ngày càng nhiều các ứng dụng của AI được phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Tiêu biểu trong số đó là tương tác đa điểm chạm thông qua chatbot hoặc voicebot, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và chốt đơn hàng. Tầm quan trọng của các phản hồi, đánh giá mua hàng trên các kênh số cũng đang trở nên đặc biệt lớn. Một thống kê cho biết, 95% khách hàng sẽ tìm đọc phản hồi đánh giá trước khi có quyết định mua hàng. Với AI, họ có thể phân tích cảm xúc, hành vi, ý định mua hàng, phân tích các phản hồi 24/7 theo thời gian thực, và tạo báo cáo hành vi khách hàng ngay khi cần thiết.
Các nhà bán lẻ Việt trước làn sóng công nghệ Generative AI
"Đầu tư từ sớm và có chiến lược" là nhận định về bức tranh ứng dụng AI của các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam. Thực tế các doanh nghiệp bán lẻ đã khá quen thuộc với các giải pháp chat bot, voice bot để hỗ trợ trong suốt hành trình mua sắm của khách hàng, tiêu biểu có thể kể tên nền tảng FPT.AI của FPT Smart Cloud, trực thuộc tập đoàn FPT. Hiện FPT.AI cung cấp bộ giải pháp Trợ lý ảo được tích hợp vào các tổng đài có khả năng tự động hoá các cuộc gọi đi, tiếp nhận các cuộc gọi đến hoặc chuyển tiếp cuộc gọi thông minh (Smart IVR) với độ chính xác lên đến 92%. Sâu sát với đặc thù của ngành bán lẻ, FPT.AI còn đưa ra giải pháp FPT AI Enhance để phân tích, đánh giá, thống kê 100% các cuộc hội thoại với khách hàng từ đó giúp trung tâm CSKH nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng mức độ am hiểu khách hàng.
Điểm nhấn công nghệ của FPT Smart Cloud vào cuối năm 2023 chính là việc ra mắt FPT GenAI - nền tảng Trí tuệ nhân tạo thế hệ mới dành cho doanh nghiệp dựa trên lõi Generative AI. FPT GenAI sẽ giải quyết nhiều bài toán về vận hành, phát triển kinh doanh cho các nhà bán lẻ Việt hơn trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. FPT GenAI nhanh chóng được một chuỗi bán lẻ dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam ứng dụng để đào tạo dược sĩ thông qua giải pháp FPT AI Mentor. Với bộ dữ liệu lớn được tạo tự động từ hệ tri thức số - knowledge base, FPT AI Mentor dẫn dắt học viên bằng lộ trình đào tạo được cá nhân hoá, tham gia vào quá trình kiểm tra kiến thức hàng ngày. Giải pháp giúp xóa bỏ rào cản học tập cho các dược sĩ; các nhà quản lý nhận biết năng lực dược sĩ để đưa ra giải pháp đào tạo cũng như phân bổ nguồn nhân lực hợp lý cho từng cửa hàng.
Làn sóng AI và hơn cả là GenAI đã tác động sâu rộng tới hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề, những doanh nghiệp sẵn sàng đón đầu xu thế công nghệ mới chắc chắn sẽ giành được lợi thế cạnh tranh lớn, từ đó đột phá vận hành và tăng trưởng doanh thu bán hàng.
Tìm hiểu về FPT GenAI tại: https://fptsmartcloud.vn/qRAes
Ánh Dương
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/generative-ai-tao-da-but-pha-tang-truong-cho-doanh-nghiep-ban-le-2058775.htm