Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối

Nếu được triển khai, đường ven sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu sẽ nối các dự án Sunwah Pearl, Saigon Pearl, Vinhomes Central Park. Còn hầm chui dọc đường Tôn Đức Thắng sẽ nối phố đi bộ Nguyễn Huệ, công trường Mê Linh và công viên bến Bạch Đằng.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 1.

Gần đây, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Uỷ ban Nhân dân thành phố dự án xây mới đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu) dài gần 4 km với tổng vốn khoảng 3.380 tỷ đồng. Dự án dự kiến được triển khai trong giai đoạn từ 2024 - 2030.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 2.

Dự án chia làm 2 đoạn, trong đó đoạn một từ cầu Ba Son đến ranh Tân Cảng (dài gần 2 km) và đoạn hai từ cầu Sài Gòn đến Thanh Đa (dài 2 km). Khu vực phía bên phải bức ảnh là nơi sẽ xây dựng đường ven sông Sài Gòn trong tương lai.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 3.

Theo đó, đoạn một có điểm đầu tại đường Tôn Đức Thắng (quận 1) và điểm cuối tại ranh Tân Cảng (quận Bình Thạnh). Tuyến đường sẽ được triển khai với chiều rộng từ 31 đến 35m. Trên hình là điểm đầu của đường ven sông Sài Gòn.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 4.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 5.

Hiện khu vực bờ sông này đang bị ngăn cách bởi một hàng rào tôn cao khoảng 2 m, kéo dài theo dự án trên đường Tôn Đức Thắng đến hết bờ sông. Khu vực này trước đây là cầu cảng Ba Son, sau đó được phá dỡ sau giải tỏa. Người dân không thể tiếp cận bờ sông đoạn này vì lối đi bị bịt kín.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 6.

Đoạn đường này sẽ được xây vượt qua rạch Thị Nghè nối dự án khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu đất quốc phòng (số 234 đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh) do Tổng công ty Ba Son thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đang quản lý, sử dụng.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 7.

Tuy nhiên, đoạn đường này đang bị ngắt thành nhiều quãng do vướng hàng loạt công trình. Trong đó sân tập golf Him Lam - Ba Son có thể xem là vật cản lớn nhất của tuyến đường này khi kết nối. Vì đây là hạng mục có diện tích lớn với tòa nhà chính nằm chắn ngang trục đường ven sông.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 8.

Ngoài ra, dự án này sẽ đi cắt ngang bên dưới cầu Thủ Thiêm, nối vào khu tổ hợp gồm 4 dự án: Sunwah Pearl, Saigon Pearl, Vinhomes Central Park và nối thẳng về khu Tân Cảng - cầu Sài Gòn.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 9.

Đoạn cuối đường ven sông kết nối từ khu Saigon Pearl về hướng cầu Sài Gòn hiện cũng bị ngăn cách bởi bức tường cao khoảng 2,5m. Đây là công trình do khu dân cư Saigon Pearl quản lý dùng để ngăn ranh giới hai dự án Vinhomes Central Park và Saigon Pearl. Trong ảnh là bức tường “án ngự” giữa hai khu đô thị.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 10.

Ngoài ra trong giai đoạn 2024 - 2030, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề xuất triển khai dự án xây dựng hầm chui dọc đường Tôn Đức Thắng dài khoảng một km với tổng mức đầu tư khoảng 2.100 tỷ đồng.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 11.

Theo đề án, hầm chui dưới đường Tôn Đức Thắng bắt đầu từ cầu Khánh Hội đến cầu Ba Son. Hầm chui này rộng 20,5 m có 4 làn xe lưu thông hai chiều. Trên hình là điểm đầu của dự án, đứng từ đây có thể thấy được cầu Ba Son - điểm kết thúc của hầm chui trong tương lai.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 12.

Khi hầm chui được khai thác, các phương tiện giao thông cơ giới sẽ thay đổi lộ trình di chuyển dưới đường hầm. Đồng thời dự án còn kết hợp với bãi xe ngầm. Trên mặt đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Hàm Nghi đến Công trường Mê Linh) sẽ dành cho không gian đi bộ và xe điện.

Khu vực có thể được rót hơn 5.000 tỷ làm đường và hầm tại trung tâm TP.HCM, hàng loạt dự án lớn ven sông Sài Gòn sẽ được kết nối- Ảnh 13.

Nếu dự án hoàn thành, khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, công trường Mê Linh, công viên bến Bạch Đằng là những địa điểm hưởng lợi khi dễ dàng kết nối với nhau và hình thành một trục không gian công cộng hấp dẫn.

 

Bài và ảnh: Quỳnh Hương

Cộng tác viên

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/khu-vuc-co-the-duoc-rot-hon-5000-ty-lam-duong-va-ham-tai-trung-tam-tphcm-hang-loat-du-an-lon-ven-song-sai-gon-se-duoc-ket-noi-205242407065404567.htm