Kỳ vọng hưởng lợi từ cơn sốt giá cao su, một cổ phiếu "bay cao" hơn 80% từ đầu năm, công ty mẹ rục rịch thoái bớt vốn

Theo Agirseco, doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi từ giá cao su thiên nhiên tăng cao và nhu cầu phục hồi.

Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá cao su tự nhiên đã tăng 23% từ đầu năm tới nay lên 174,8 USD/kg, neo quanh vùng đỉnh cao nhất 2 năm. Tuy nhiên, tính từ thời điểm bắt đầu đà hồi phục trong khoảng tháng 8/2023, giá cao su tự nhiên đã tăng xấp xỉ 40%. Nương theo sóng tăng giá cao su, nhóm cổ phiếu ngành cao su cũng được kỳ vọng hưởng lợi lớn.

vnindex_ind-18.png

Kỳ vọng hưởng lợi từ giá cao su thiên nhiên tăng cao

Là một trong những công ty cung ứng mủ cao su hàng đầu trên thị trường với sản lượng tiêu thụ trung bình hơn 15.000 tấn mủ/năm và sở hữu nhà máy chế biến mủ 18.000 tấn/năm, Chứng khoán Agriseco đánh giá cổ phiếu DRI của CTCP Đầu tư Cao su Đăk Lăk có triển vọng tích cực.

Hiện, ngành cao su thiên nhiên toàn cầu đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung do thay đổi thời tiết. Trong năm 2023, sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tăng khoảng 9,1% so với cùng kỳ trong khi sản lượng khai thác chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ và điều này dẫn đến giá cao su liên tục tăng cao.

Cụ thể, giá cao su thiên nhiên thế giới bình quân quý I/2024 cao hơn khoảng 10-15% so với cùng kỳ và cao hơn 20% so với mức đáy trong quý III/2023. Các nhà phân tích tại Chứng khoán Agriseco (Agriseco Research) cho rằng, xu hướng tăng của giá cao su có thể còn tiếp diễn trong năm 2024 bởi sự thiếu hụt nguồn cung.

Bên cạnh đó, Agriseco Research cho rằng nhu cầu tiêu thụ của DRI sẽ phục hồi trong năm 2024 và duy trì tăng trưởng ổn định. Thực tế, các thị trường xuất khẩu đang có tín hiệu phục hồi. Nhu cầu tiêu thụ dự kiến tăng 5% mỗi năm trong giai đoạn 3-5 năm tới nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu. Xét trong cơ cấu đầu ra của cao su thiên nhiên, lĩnh vực ô tô (lốp xe, phụ tùng ô tô,..) chiếm tới 70% lượng tiêu thụ.

Ảnh chụp Màn hình 2024-06-03 lúc 22.57.26.png

Một tiềm năng dài hạn khác được đội ngũ phân tích Agriseco nhìn nhận là khi nền kinh tế tuần hoàn, ưu tiên giải pháp bảo vệ môi trường đang dần trở thành xu hướng thì tín chỉ Carbon – chứng nhận quyền phát thải 1 tấn khí nhà kính/tín chỉ - đang trở thành một trong những phương án kinh tế nổi bật nhất.

Với tài nguyên sẵn có là rừng cao su cung cấp khả năng hấp thụ khí CO2, đây sẽ là cơ sở để công ty nhận được tín chỉ Carbon trong tương lai. DRI hiện đang là một trong những doanh nghiệp tiên phong cải tạo rừng, xin cấp chứng nhận FCS, hướng tới đánh giá EUDR để nhận được tín chỉ carbon.

Công ty mẹ muốn thoái bớt vốn, cổ phiếu tăng bốc 85% từ đầu năm 

Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk (DRI) được thành lập vào năm 2012, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác, chế biến mủ cao su và khai thác, tiêu thụ trái cây (chuối, sầu riêng, điều). Công ty hiện đang quản lý vườn cao su trồng tại 2 tỉnh ChămPaSăk và Salaval tại Lào thông qua công ty con, tổng diện tích cao su lên đến 8.810,5 ha.

Ảnh chụp Màn hình 2024-06-03 lúc 22.56.15.png

Thị trường xuất khẩu chính của DRI trong năm 2023 là Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Mỹ. Trong cơ cấu sản lượng của DRI, sản lượng xuất khẩu đạt 8.934 tấn, chiếm 62%, sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 5.512 tấn, chiếm 38%.

Cơ cấu sở hữu Cơ cấu cổ đông của DRI khá cô đặc với 66% vốn nhà nước do CTCP Cao su Đắk Lắk (Dakruco, mã DRG – sở hữu bởi UBND tỉnh Đắk Lắk) nắm giữ. Lượng nắm giữ bởi cổ đông bên ngoài là 30,27%.

Tuy nhiên, DRI cũng có biến động về cổ đông trong thời gian gần đây. Ngày 31/5, công ty mẹ Dakruco đã đăng ký bán 22,4 triệu cổ phiếu theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh, với mục đích thực hiện chủ trương chuyển nhượng vốn của Dakruco tại DRI. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 3/6-2/7/2024.

Nếu thành công, Dakruco sẽ giảm sở hữu tại DRI từ 48,75 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 66,6%, xuống còn 36%, tương ứng 26,35 triệu cổ phiếu.Trước đó, HĐQT DRG đã phê duyệt thống nhất chủ trương thoái 30,6% vốn DRI với giá khởi điểm 14.700 đồng, tức tổng giá trị thoái vốn tối thiểu là 316 tỷ đồng.

Động thái muốn thoái bớt vốn đặt trong bối cảnh thị giá DRI diễn biến tích cực. Cổ phiếu này đã tăng 84% từ đầu năm đạt mức 14.200 đồng/cp (giá đóng cửa phiên giao dịch 3/5) để neo quanh vùng đỉnh cao nhất trong 2 năm qua.

hmmOaWJZ.png

Về tình hình kinh doanh năm 2023, DRI ghi nhận doanh thu đạt 443,5 tỷ đồng (-11%), LNST đạt 73,7 tỷ đồng (-8%). KQKD suy giảm so với năm 2022 bởi mảng kinh doanh cốt lõi là cao su gặp nhiều khó khăn do vấn đề thời tiết và tình hình thiếu hụt lao động ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. 

Bước qua một năm khó khăn, DRI đặt kế hoạch thận trọng với tổng doanh thu năm 2024 gần 463 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện 2023. Lãi trước thuế dự kiến đạt hơn 74 tỷ đồng, giảm 21% và lãi sau thuế gần 61 tỷ đồng, giảm 18%.

Tuy nhiên tình hình kinh doanh ba quý đầu năm của doanh nghiệp có nhiều khởi sắc. Mặc dù doanh thu vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng LNST đạt 20,9 tỷ đồng (+41% yoy) chủ yếu nhờ vào việc tiết giảm chi phí tài chính đến từ giảm vay nợ và tiết giảm chi phí khác từ hoạt động thanh lý vườn cây cao su. 


Mai Chi

Mai Chi

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/ky-vong-huong-loi-tu-con-sot-gia-cao-su-mot-co-phieu-bay-cao-hon-80-tu-dau-nam-cong-ty-me-ruc-rich-thoai-bot-von-20515588.htm