Top 3 ngân hàng đóng góp lớn nhất vào ngân sách Nhà nước
Với số tiền nộp ngân sách đạt hơn 7.500 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2022, MB thuộc Top 3 ngân hàng có đóng góp ngân sách cao nhất trong năm 2023. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2024, mức đóng góp vào ngân sách của MB lên tới gần 5.900 tỷ đồng. Dữ liệu này được ghi nhận trong danh sách PRIVATE 100 – Doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất tại Việt Nam do CafeF công bố, dựa các số liệu xác thực, phản ánh toàn bộ số thực nộp ngân sách của doanh nghiệp, bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản phải nộp.
Đóng góp vào NSNN là chỉ số quan trọng phản ánh trách nhiệm và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia. Suốt nhiều năm qua, MB đã và đang giữ vững vai trò của nhà băng lớn khi không ngừng nỗ lực đóng góp vào ngân sách quốc gia với sứ mệnh: "Vì sự phát triển của đất nước, lợi ích vì khách hàng".
Con số đóng góp vào NSNN lớn của MB còn phản ánh một năm hoạt động kinh doanh hiệu quả của nhà băng này trong năm 2023. Điều này cũng thể hiện MB tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng ổn định và chắc chắn trong năm qua. Lợi nhuận trước thuế tập đoàn 6 tháng đầu năm 2024 đạt 13,4 nghìn tỷ đồng, khoản lợi nhuận này được ghi nhận bổ sung đáng kể từ nguồn lợi nhuận các công ty thành viên nhờ sự tăng trưởng bền vững và giữ được thị phần. Đáng chú ý về chất lượng tài sản, MB đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng tốt.
Nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2023, MB đã trở thành một trong 3 ngân hàng có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước. Những khoản đóng góp vào ngân sách của MB góp phần vào gia tăng nguồn lực tài chính quốc gia. Đây cũng là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Động lực tăng trưởng của MB trong năm 2024 - dấu mốc 30 năm phát triển không ngừng
2024 tiếp tục đánh dấu một năm có nhiều động lực tăng trưởng mạnh của MB. Đây cũng mốc đánh dấu tròn 30 năm hình thành và phát triển của ngân hàng MB. Từ một ngân hàng với vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, đến nay, MB đã thuộc top các ngân hàng hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vững chắc hàng năm.
Trên cơ sở nền tảng được xây dựng suốt 3 thập kỷ qua, MB đặt kỳ vọng lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2024. Theo đó, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 15 – 16%, lợi nhuận trước thuế tập đoàn phấn đấu tăng trưởng 6 – 8%.
Cơ sở của mục tiêu lớn này được xây dựng dựa trên 3 động lực tăng trưởng lớn bao gồm: chuyển đổi số, chiến lược bán lẻ thần tốc và hệ sinh thái toàn diện.
Đầu tiên là chuyển đổi số. Đây là một trong những chìa khóa đã và đang giúp MB tạo ra sức bật tốt, dù phải trải qua khoảng "trũng" ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế nói chung ở giai đoạn 2020-2022. Xác định số hóa là xu hướng không thể đảo ngược, những năm qua, MB đầu tư rất lớn cho chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái khách hàng trên khắp các nền tảng, mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Nhờ giải pháp số hóa, MB tối ưu hóa chi phí, đẩy mạnh số lượng giao dịch tăng trưởng rất cao. Hiện nay, MB đang là ngân hàng có quy mô chuyển đổi số lớn nhất thị trường.
Động lực tiếp theo là bán lẻ. Hiện, MB có hơn 26 triệu khách hàng, dự kiến 2024 sẽ đạt 30 triệu. Đây cũng là con số đầy ý nghĩa với MB khi chào đón tuổi 30. Quy mô khách hàng của MB được dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng. Bán lẻ sẽ giúp CASA của MB tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Theo đánh giá của giới chuyên gia, khi các TCTD bước vào chu kỳ kinh tế mới, tức là mặt bằng lãi suất cho vay giảm, lợi thế CASA và chi phí vốn sẽ giúp MB có điều kiện tốt để đưa đến khách hàng các khoản vay với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cao trong tương lai. Đây là động lực để tạo ra biên độ tăng trưởng tốt cho MB,
Thứ ba, MB hiện đã xây dựng hệ sinh thái đầy đủ và lớn trong ngành ngân hàng, từ dịch vụ tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên 2 nền tảng App MBBank và Biz MBBank. Lợi thế này giúp MB có nội sinh đầy đủ và lớn nhất trong ngành tài chính ngân hàng.
Trong thời gian tới, MB vẫn xác định chuyển đổi số mạnh mẽ và "phát triển bền vững" là chiến lược cốt lõi. Đây là lý do mà MB xây dựng chiến lược tích hợp chiến lược kinh doanh, với tầm nhìn và sứ mệnh hướng tới 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và Quốc gia, định hướng hoạt động tích hợp tiêu chuẩn quốc tế về môi trường - xã hội - quản trị trong mọi hoạt động vận hành và dịch vụ của ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững này cộng hưởng cùng nền tảng vững chắc được xây dựng nhiều năm, MB kỳ vọng tiếp tục tạo nên kết quả kinh doanh lớn, tăng trưởng mạnh mẽ, tiếp tục giữ vị trí là ngân hàng đứng trong top đầu nộp ngân sách Nhà nước. Đó cũng là sứ mệnh mà MB đặt ra: "Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích khách hàng".
PRIVATE 100 – Top Doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam là danh sách được CafeF thu thập từ những nguồn công khai hoặc các số liệu có thể xác thực, phản ánh toàn bộ số thực nộp ngân sách của doanh nghiệp, bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản phải nộp. Các doanh nghiệp có số nộp ngân sách trong năm tài chính gần nhất từ 100 tỷ đồng trở lên đều có thể được tham gia vào danh sách. Một số doanh nghiệp tiêu biểu trong danh sách năm 2024, thể hiện số thực nộp của năm tài chính 2023, có thể kể đến như ACB; DOJI; HDBank; LPBank; Masan Group; MoMo; OCB; PNJ; SHB; SSI; Techcombank; TPBank; Tập đoàn Hòa Phát; Tân Á Đại Thành; Tasco, Vingroup, VNG; VPBank; VIB, Vietbank, VPS…(xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
C%E1%BB%99ng%20t%C3%A1c%20vi%C3%AAn
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/mb-lot-top-3-ngan-hang-nop-ngan-sach-nha-nuoc-cao-nhat-205242908095401322.htm