Thông tin tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa tổ chức cho thấy trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát có hiệu quả, sản lượng vận chuyển/khai thác về chuyến bay và hành khách tại các cảng hàng không trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục ghi nhận tiếp tục hồi phục tốt, đặc biệt đối với thị trường quốc tế.
Cụ thể, sản lượng hạ cất cánh đạt 364.894 lượt/chuyến, chiếm 47% kế hoạch năm 2023, tăng 18,5% so với cùng kỳ 2022; trong đó HCC quốc tế đạt 99.298 lượt chuyến, chiếm 46,1% kế hoạch năm, tăng 151,6% so với cùng kỳ 2022; HCC trong nước đạt 265.596 lượt chuyến, chiếm 47,3% kế hoạch năm, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2022.
Sản lượng hành khách đạt 56.891.590 khách, chiếm 48,2% kế hoạch năm 2023, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, hành khách quốc tế đạt 14.492.730 khách, chiếm 45,3% kế hoạch năm, tăng 493,5% so với cùng kỳ năm 2022, hành khách trong nước đạt 42.398.861 khách, chiếm 49,3% kế hoạch năm, tăng 2% so với cùng kỳ 2022.
Sản lượng hàng hóa, bưu kiện đạt 576.467 tấn, chiếm 42,6% kế hoạch năm, giảm 20,8% so với cùng kỳ 2022; trong đó hàng hóa- bưu kiện quốc tế đạt 407.095 tấn, chiếm 41,2% kế hoạch năm, giảm 30% so với cùng kỳ 2022, HH-BK trong nước đạt 169.371 tấn, chiếm 46,3% kế hoạch năm, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Như vậy, 6 tháng đầu năm 2023, thị trường hàng không đã có sự phục hồi tốt, nhất là đối với sản lượng hành khách quốc tế tăng 493,5% so với cùng kỳ năm 2022. Sự hồi phục này là do chính sách mở cửa của các quốc gia, trong đó có hồi phục của thị trường Đông Bắc Á, trong khi đó sản lượng hành khách trong nước chỉ tăng 2% so với cùng kỳ 2022.
Tổng công ty đã chỉ đạo các cảng hàng không, các cơ quan, đơn vị đảm bảo an toàn khai thác; không có sự cố mất an ninh, an toàn ảnh hưởng đến hoạt động bay; phục vụ tốt các đợt cao điểm Tết Nguyên đán, 30/4-1/5, cao điểm hè trong bối cảnh cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; thực hiện nghiêm các quyết định về an ninh hàng không tăng cường trong các dịp Lễ, Tết và các giai đoạn tình hình an ninh trật tự phức tạp.
Tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng bảo đảm an ninh hàng không Việt Nam giai đoạn 2021-2025”; ban hành Quy định về trang bị, sử dụng, quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ; ký quy chế phối hợp với công an các tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh Kiên Giang...
Các dự án trọng điểm như: Dự án thành phần 3 - CHKQT Long Thành giai đoạn 1; Dự án Nhà ga T3 - CHKQT Tân Sơn Nhất; Dự án Đầu tư xây dựng, mở rộng Cảng HK Điện Biên; Dự án Mở rộng nhà ga T2 Nội Bài; Dự án nhà ga T2 Cảng HKQT Cát Bi;... tiếp tục được Tổng công ty chỉ đạo các Ban Quản lý dự án triển khai đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra, tuân thủ quy định pháp luật và theo chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT theo Nghị quyết 1429-NQ/ĐU và Nghị quyết 753-NQ/ĐU của Đảng ủy Tổng Công ty để nâng cao năng lực quản lý, khai thác của Tổng Công ty.
Về công tác chuyển đổi số, đã hoàn tất triển khai checkin online của Vietjet trên hệ thống iCUTE. Hoàn tất triển khai thí điểm xác thực CCCD gắn chíp và ứng dụng công nghệ sinh trắc học vào làm thủ tục toàn trình cho hành khách đi tàu bay. ACV đã khảo sát và đang phối hợp với đối tác lên phương án chi tiết thu phí tự động không dừng cho các Cảng HKQT: Đà Nẵng, Phú Bài và Cát Bi.
Đối với công tác A-CDM, ACV đã tổ chức thử nghiệm tại Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đạt kết quả tốt; hiện nay Ban chỉ đạo đang tổng hợp các phát sinh để đề ra các biện pháp khắc phục theo Thông báo kết luận số 3205/TB-CHKVN ngày 19/6/2023 của Cục HKVN.
Ngoài ra, Tổng công ty đã làm việc với ACI để tham gia Chương trình đánh giá, khảo sát chất lượng dịch vụ của ACI (Chương trình ASQ) cho các Cảng HKQT: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc.
Chất lượng dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 đã được nâng cao rõ rệt, các cảng hàng không nhất là các cảng hàng không quốc tế lớn như Tân Sơn Nhất tại các đợt cao điểm tình trạng ùn tắc đã được cải thiện rõ rệt nhờ chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc điều phối hoạt động khai thác.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt đã biểu dương nỗ lực đạt được những kết quả tốt trong 6 tháng đầu năm của các cảng hàng không cũng như các Ban chức năng Tổng công ty.
Về phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023, Tổng giám đốc Vũ Thế Phiệt yêu cầu các cảng hàng không, các đơn vị tiếp tục làm tốt công tác khai thác đợt cao điểm Hè 2023; bảo đảm an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ; bố trí, sắp xếp nhân lực và động viên người lao động hoàn thành tốt công tác đảm bảo khai thác.
Bên cạnh đó, Tổng công ty đã giao kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư phát triển năm 2023 cho công ty mẹ và các cảng hàng không chi nhánh theo kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua, do đó yêu cầu các Ban chức năng, các cảng hàng không căn cứ vào kế hoạch được giao, bám sát, quyết liệt triển khai thực hiện, bảo đảm hoàn thành tốt các chỉ tiêu SXKD đã được giao.
Đối với công tác xây dựng cơ bản, Tổng giám đốc Vũ Thế Phiệt yêu cầu Ban XDCD, các Ban QLDA tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình bảo đảm an toàn, tiến độ, chất lượng công trình/dự án theo kế hoạch được phê duyệt; tập trung ưu tiên bảo đảm tiến độ dự án Cảng HKQT Long Thành, sớm chọn được nhà thầu và khởi công dự án nhà ga hành khách; khởi công dự án Nhà ga T2 Cảng HKQT Cát Bi trong Quý IV/2023. Các cảng hàng không tập trung triển khai công tác bảo trì khu bay nhằm đảm bảo an toàn khai thác.
Sáng 24/6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam với 95,14% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Luật mới có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023; quy định giấy tờ xuất nhập cảnh đã cấp cho công dân trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ xuất nhập cảnh.
Trường hợp công dân đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh nhưng chưa được cấp khi Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 để giải quyết.
Đáng chú ý, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) sẽ nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
Luật nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo các quy định khác của Luật.
Luật cũng bổ sung trách nhiệm của cơ sở lưu trú; nghĩa vụ của người nước ngoài trong việc xuất trình hộ chiếu và giấy tờ có giá trị cư trú tại Việt Nam cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định… để quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Trước khi thông qua dự án luật, Quốc hội đã nghe Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.
Trung tướng Lê Tấn Tới cho biết, về sự cần thiết ban hành luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc thực hiện các thủ tục về quản lý xuất nhập cảnh bằng các phương pháp truyền thống không còn phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ công hiện nay.
Do vậy, việc quy định cho phép các hoạt động này được tiến hành trên môi trường điện tử sẽ phát huy hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam và người nước ngoài.
Bên cạnh đó, chính sách mở cửa, thông thoáng về thủ tục, chính sách về thị thực điện tử, kéo dài thời hạn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy, thu hút du lịch, đầu tư, hợp tác kinh doanh và nghiên cứu khoa học.
Đây là những động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Để đảm bảo yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, dự thảo luật đã bổ sung quy định nghĩa vụ của người nước ngoài và trách nhiệm của cơ sở lưu trú, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhập cảnh, thực hiện các hoạt động tại Việt Nam.
Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BCA ngày 5/01/2020 về phân công trách nhiệm trong công tác quản lý người nước ngoài, trong đó, đã quy định phân cấp, phân quyền cụ thể cho các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Dự thảo luật phù hợp với chủ trương của Đảng về đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và định hướng phát triển du lịch; phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm thống nhất với Luật Du lịch năm 2017…
Trung tướng Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo luật đã nâng thời hạn thị thực điện tử lên đến 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài muốn vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm, xúc tiến đầu tư, nhất là các trường hợp có nhu cầu đi đến nhiều nước trong khu vực và quay lại Việt Nam để đánh giá, so sánh về khả năng mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Đồng thời, việc này cũng phù hợp với thời gian lưu trú đối với người nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, người chào bán dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng như cam kết của Việt Nam tại các Hiệp định FTA.
Bên cạnh đó, do việc cấp thị thực điện tử được thực hiện qua xét duyệt nhân sự trước, nên so với đơn phương miễn thị thực, việc cấp thị thực điện tử sẽ giúp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sàng lọc đối với nhóm người chưa đủ điều kiện.
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/nang-han-visa-ky-vong-khach-quoc-te-bung-no-theo-da-6-thang-dau-nam-2052364.htm