Ngày tàn của các đại lý ô tô xăng: Hàng loạt showroom ở Trung Quốc đã chuyển sang bán xe điện nội địa, từ bỏ xe xăng vì doanh số giảm thê thảm

"Nếu vẫn còn bán xe xăng thì lượng khách hàng của chúng tôi hiện tại chắc đã giảm 30%. Là một đại lý bán xe, chúng tôi cần phải điều chỉnh theo nhu cầu thị trường", Chủ tịch Hu Peng Cheng của tập đoàn phân phối xe hơi Haipeng nói.

(Vân)Sốc: Hàng loạt đại lý Trung Quốc chuyển sang bán xe điện nội địa, vứt bỏ ô tô xăng thương hiệu ngoại vì doanh số giảm thê thảm - Ảnh 1.

Tờ Financial Times (FT) cho biết doanh số xe xăng nước ngoài giảm ở Trung Quốc khiến nhiều đại lý thua lỗ và chuyển qua xe điện, nhưng như vậy càng kéo doanh số đi xuống, tạo thành vòng luẩn quẩn.

Ví dụ tại một showroom bày bán ô tô ở Thượng Hải của Yongda Auto, chuỗi đại lý đứng thứ 4 Trung Quốc về doanh thu bán xe, các mẫu xe sang Infiniti của Nhật Bản đã biến mất khỏi gian trưng bày bắt mắt nhất.

Thay vào đó, Yongda cho bày những chiếc sedan và xe điện thể thao đa dụng của Zeekr, một thương hiệu nội địa.

Đây đã là cửa hàng thứ 2 mà Yongda cho chuyển đổi, từ bỏ ô tô xăng để chuyển sang bán xe điện nội địa trong năm qua.

(Vân)Sốc: Hàng loạt đại lý Trung Quốc chuyển sang bán xe điện nội địa, vứt bỏ ô tô xăng thương hiệu ngoại vì doanh số giảm thê thảm - Ảnh 2.

Theo Yongda, việc Trung Quốc chuyển hướng từ bỏ xe xăng sang xe ô tô điện đang là yếu tố chính tạo nên sự thay đổi trên thị trường, từ nhà cung ứng cho đến hãng phân phối và cả khách hàng.

Theo FT, nhiều đại lý ô tô Trung Quốc như Yongda đang loại bỏ những chiếc xe xăng nước ngoài do chậm thay đổi sang mảng ô tô điện, đồng thời đuổi theo các thương hiệu xe điện nội địa đang bùng nổ chóng mặt.

"Số liệu lợi nhuận và doanh số của Infiniti đang giảm hàng năm nên chúng tôi sẽ đóng cửa các đại lý thua lỗ đó để chuyển thành các showroom thương hiệu xe điện có triển vọng hơn", tổng giám đốc bộ phận xe điện của Yongda, ông Sun Tianya nói.

Từ bỏ xe xăng

Theo giám đốc Sun, hãng Yongda cũng đã chấm dứt hoạt động kinh doanh với một số thương hiệu nước ngoài tầm trung vốn chỉ tập trung làm xe xăng như Chevrolet mà không có mấy sản phẩm ô tô điện nổi tiếng nào.

Trước đó, một chuỗi đại lý bán xe khác là Haipeng cũng đã thay đổi danh mục sản phẩm của mình từ năm 2021 ngay sau khi tỷ lệ thâm nhập thị trường của xe điện và xe hybrid ở Trung Quốc vượt quá 5%.

Tập đoàn Haipeng đã đóng cửa sáu đại lý bán ô tô động cơ đốt trong (ICE) mang thương hiệu nước ngoài và bổ sung 27 cửa hàng thương hiệu EV địa phương vào mạng lưới bán hàng của mình trong ba năm qua.

Nhờ đó, Haipeng đã có doanh thu bán hàng từ xe điện tăng gấp đôi năm 2023 so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận hoạt động kinh doanh bán ô tô ICE giảm 20% cùng kỳ.

"Nếu vẫn còn bán xe xăng thì lượng khách hàng của chúng tôi hiện tại chắc đã giảm 30%. Là một đại lý bán xe, chúng tôi cần phải điều chỉnh theo nhu cầu thị trường", Chủ tịch Hu Peng Cheng của Haipeng nói.

Báo cáo của Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc (CADA) cho thấy số lượng đại lý kinh doanh xe xăng ở Trung Quốc đã giảm 2,7% năm 2023 so với cùng kỳ năm trước, trong khi số đại lý bán xe điện tăng 17,2% cùng kỳ.

Đối tác Stephen Dyer của hãng tư vấn AlixPartners cảnh báo doanh số bán xe xăng của các thương hiệu nước ngoài đang giảm do mất thị phần vào xe điện nội địa Trung Quốc.

"Đây là một vòng luẩn quẩn khi càng ít đại lý bán xe thì doanh số càng giảm, khiến càng nhiều showroom từ bỏ ô tô xăng và kéo doanh số đi xuống hơn nữa", ông Dyer nhận định.

Thua lỗ

Tờ FT cho hay những đại lý bán xe hơi Trung Quốc vẫn dựa chủ yếu vào ô tô dùng động cơ đốt trong đang phải chứng kiến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng.

Ví dụ chuỗi đại lý Sunfonda Group chỉ vận hành một chi nhánh bán xe điện trong số 43 đại lý đã phải nhận cái kết đắng vì không chịu thay đổi. Lợi nhuận gộp của hãng giảm 41,3% năm 2023.

(Vân)Sốc: Hàng loạt đại lý Trung Quốc chuyển sang bán xe điện nội địa, vứt bỏ ô tô xăng thương hiệu ngoại vì doanh số giảm thê thảm - Ảnh 4.

Chuyên gia Zhang Xiang của Diễn đàn Kinh tế Kỹ thuật số Thế giới (WDEF) cho biết mọi đại lý đều đang giảm giá nhằm thu hút người mua trong bối cảnh kinh tế khó khắn, người dân thắt chặt chi tiêu.

"Áp lực tồn kho quá lớn đã buộc các đại lý phải bán ô tô với mức lãi rất thấp hoặc thậm chí thua lỗ", ông Zhang nhận định.

Các startup xe điện Trung Quốc không học theo Tesla khi phải đốt quá nhiều tiền phát triển mạng lưới phân phối như kiểu của Elon Musk, nghĩa là bán xe trực tiếp từ nhà máy đến tay người mua.

Thay vào đó, các startup sẽ bắt tay với đại lý để mở rộng kênh bán hàng, duy trì chế độ hậu mãi cũng như mạng lưới tiếp thị với chi phí rẻ. Ngay cả những ông lớn Nio có mô hình bán hàng trực tiếp như Tesla cũng đang có kế hoạch hợp tác với đại lý để tiết kiệm chi phí.

Bằng cách này, các hãng xe điện có thể tiết kiệm nguồn vốn để tập trung nghiên cứu, mở rộng thị phần thay vì mất nguồn lực đi tìm khách hàng.

*Nguồn: FT

Băng Băng

Băng Băng

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/ngay-tan-cua-cac-dai-ly-o-to-xang-hang-loat-showroom-o-trung-quoc-da-chuyen-sang-ban-xe-dien-noi-dia-tu-bo-xe-xang-vi-doanh-so-giam-the-tham-20514163.htm