Nhiều địa phương áp dụng bảng giá đất mới trong năm 2025

Trong năm 2025, nhiều địa phương sẽ áp dụng bảng giá đất mới. Sau 5 năm, mức giá đất được điều chỉnh đều tăng mạnh, tiệm cận hơn với giá thị trường.

Đà Nẵng giá đất cao nhất 286,5 triệu đồng/m2

Đầu tháng 1/2025, UBND TP.Đà Nẵng ban hành bảng giá điều chỉnh các loại đất trên địa bàn giai đoạn 2020-2024, áp dụng từ ngày 1/1/2025.

Theo bảng giá đất mới, tuyến đường đắt đỏ nhất ở Đà Nẵng là đường Bạch Đằng (ven sông Hàn), với giá đất từ hơn 148 triệu đồng đến hơn 286 triệu đồng/m2 tùy theo đoạn. Trong đó, riêng đoạn từ đường Lê Duẩn tới đường Nguyễn Văn Linh giá lên tới 286,5 triệu đồng/m2, tăng 65% so với bảng giá cũ.

Nhiều địa phương áp dụng bảng giá đất mới trong năm 2025- Ảnh 1.

Khu vực sông Hàn, TP Đà Nẵng

Ngoài ra, một số tuyến phố khác giá đất cũng ở mức cao, như đường Nguyễn Văn Linh có khung giá từ hơn 98-177 triệu đồng/m2. Trong đó, đoạn từ Phan Thanh đến Bạch Đằng có khung giá cao nhất, 177 triệu đồng/m2, tăng 45%.

Đường Trần Phú có giá đất ở từ gần 85 triệu đồng/m2 đến hơn 197 triệu đồng/m2. Trong đó, đoạn từ Lê Duẩn đến Trần Quốc Toản (trừ đoạn hai bên hầm chui) và đoạn từ Trần Quốc Toản đến Nguyễn Văn Linh có khung giá cao nhất.

Đường Võ Nguyên Giáp có giá đất ở từ 83 triệu đồng/m2 đến 187 triệu đồng/m2. Trong đó, đoạn từ Võ Văn Kiệt đến Phạm Văn Đồng được tính khung giá cao nhất.

Đường Trần Hưng Đạo (bờ Đông sông Hàn) có giá đất ở từ hơn 49 triệu đồng/m2 đến 110 triệu đồng/m2. Trong đó, đoạn từ cầu Sông Hàn đến cầu Rồng được tính khung giá cao nhất.

Bên cạnh đó, một số tuyến đường khác cũng có giá đất cao, như đường Võ Văn Kiệt có giá đất gần 168 triệu đồng/m2; đường Phạm Văn Đồng hơn 138 triệu đồng/m2; đường Hoàng Sa giá từ gần 102 triệu đến hơn 128 triệu đồng/m2; đường 2-9 có giá từ 51 triệu đến 128 triệu đồng/m2...

Mức thấp nhất trong bảng giá đất điều chỉnh của Đà Nẵng là 1,7 triệu đồng mỗi m2, nằm trong hiểm đường Đặng Chất, Thanh Vinh, tương đương như trước đây. Tiếp đó là mức 1,9 triệu đồng mỗi m2, thuộc đường trong ngõ Bình Kỳ, Đào Nghiễm, Huỳnh Thị Bảo Hòa...

Hà Nội cao nhất 695,3 triệu đồng/m2

Theo Quyết định số 71 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30 năm 2019 (Quyết định số 30, bảng giá đất Hà Nội được áp dụng từ năm 2020 đến ngày 31/12/2024). Bảng giá đất mới sẽ có hiệu lực áp dụng từ ngày 20/12/2024 đến ngày 31/12/2025.

Điểm nhấn quan trọng trong Quyết định số 71 là việc Hà Nội bổ sung và sửa đổi các quy định liên quan đến nguyên tắc xác định vị trí đất, giá đất theo chiều sâu thửa đất và mức giá giảm dần theo khoảng cách.

Theo quy định mới, vị trí đất được xác định dựa trên khả năng sinh lợi, điều kiện cơ sở hạ tầng và khoảng cách tiếp cận đường, phố có tên trong bảng giá đất.

Cụ thể: Vị trí 1, áp dụng với thửa đất có mặt giáp với đường, phố được ghi trong bảng giá đất.

Vị trí 2, áp dụng với đất tiếp giáp ngõ có mặt cắt từ 3,5m trở lên.

Vị trí 3 là đất giáp ngõ có mặt cắt từ 2m đến dưới 3,5m.

Vị trí 4 là đất giáp ngõ có mặt cắt dưới 2m.

Đối với các thửa đất xa đường, phố, bảng giá quy định mức giảm giá theo khoảng cách. Từ 200-300m, giảm 5%; từ 300-400m, giảm 10%; từ 400-500m, giảm 15%; từ 500m trở lên, giảm 20%.

Có thể thấy, việc điều chỉnh này nhằm bảo đảm mức giá phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng đất và giá trị kinh tế, tránh tình trạng định giá cao cho các thửa đất ở xa khu vực trung tâm.

Quyết định cũng đưa ra các phân lớp giá đất theo chiều sâu thửa đất. Theo đó, từ chỉ giới hè đường, ngõ đến 100m, áp dụng 100% giá đất theo quy định; từ 100-200m, giảm 10%; từ 200-300m, giảm 20%; từ 300m trở lên, giảm 30%.

So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất điều chỉnh cao gấp 2-6 lần. Trong đó, giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2. Mức giá này tương ứng với đất ở, vị trí 1, gồm các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào gấp 3,7 lần bảng giá đất cũ (187,9 triệu đồng/m2).

Nhiều địa phương áp dụng bảng giá đất mới trong năm 2025- Ảnh 2.

Nguồn: UBND TP Hà Nội

Đường Trần Hưng Đạo (từ Trần Thánh Tông- Lê Duẩn) trước đó có giá đất cao nhất là 114 triệu đồng/m2 nay tăng lên 695,3 triệu đồng/m2, gấp 6 lần.

Đường Nhà Thờ tăng từ 125,4 triệu đồng/m2 lên 695,3 triệu đồng/m2, gấp 5,5 lần. Đất ở đường Hai Bà Trưng (từ Lê Thánh Tông đến Quán Sứ) cũng có giá cao nhất 695,3 triệu đồng/m2.

Bảng giá đất cao nhất tại quận Ba Đình là 450,8 triệu đồng/m2 trên đường Phan Đình Phùng...

Bảng giá đất nông nghiệp trong khu dân cư cũng được bổ sung quy định linh hoạt.

Cụ thể, giá đất nông nghiệp trong khu dân cư có thể cao hơn giá đất nông nghiệp ngoài khu dân cư, nhưng không vượt quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng tại các khu vực khác.

Đối với đất ở và đất thương mại dịch vụ tại nông thôn, bảng giá đất được chi tiết hóa theo từng xã và khu vực. Đáng chú ý, các thửa đất nằm ngoài phạm vi 200m từ các tuyến đường phố có tên trong bảng giá sẽ áp dụng mức giá giảm tương ứng với quy định về khoảng cách.

Đối với các thửa đất xa đường, phố, bảng giá quy định mức giảm giá theo khoảng cách. Từ 200-300m, giảm 5%; từ 300-400m, giảm 10%; từ 400-500m, giảm 15%; từ 500m trở lên, giảm 20%.

Có thể thấy, việc điều chỉnh này nhằm bảo đảm mức giá phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng đất và giá trị kinh tế, tránh tình trạng định giá cao cho các thửa đất ở xa khu vực trung tâm.

Quyết định cũng đưa ra các phân lớp giá đất theo chiều sâu thửa đất. Theo đó, từ chỉ giới hè đường, ngõ đến 100m, áp dụng 100% giá đất theo quy định; từ 100-200m, giảm 10%; từ 200-300m, giảm 20%; từ 300m trở lên, giảm 30%.

So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất điều chỉnh cao gấp 2-6 lần. Trong đó, giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2. Mức giá này tương ứng với đất ở, vị trí 1, gồm các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào gấp 3,7 lần bảng giá đất cũ (187,9 triệu đồng/m2).

Đường Trần Hưng Đạo (từ Trần Thánh Tông- Lê Duẩn) trước đó có giá đất cao nhất là 114 triệu đồng/m2 nay tăng lên 695,3 triệu đồng/m2, gấp 6 lần.

Đường Nhà Thờ tăng từ 125,4 triệu đồng/m2 lên 695,3 triệu đồng/m2, gấp 5,5 lần. Đất ở đường Hai Bà Trưng (từ Lê Thánh Tông đến Quán Sứ) cũng có giá cao nhất 695,3 triệu đồng/m2.

Bảng giá đất cao nhất tại quận Ba Đình là 450,8 triệu đồng/m2 trên đường Phan Đình Phùng...

Bảng giá đất nông nghiệp trong khu dân cư cũng được bổ sung quy định linh hoạt.

Cụ thể, giá đất nông nghiệp trong khu dân cư có thể cao hơn giá đất nông nghiệp ngoài khu dân cư, nhưng không vượt quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng tại các khu vực khác.

Đối với đất ở và đất thương mại dịch vụ tại nông thôn, bảng giá đất được chi tiết hóa theo từng xã và khu vực. Đáng chú ý, các thửa đất nằm ngoài phạm vi 200m từ các tuyến đường phố có tên trong bảng giá sẽ áp dụng mức giá giảm tương ứng với quy định về khoảng cách.

TP.HCM cao nhất 687,2 triệu đồng/m2

Ngày 22/10/2024, UBND TP.HCM ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất năm 2020. Bảng giá đất này sẽ được áp dụng từ 31/10/2024 đến hết ngày 31/12/2025.

Tại bảng giá mới ban hành, giá đất nông nghiệp được điều chỉnh bằng cách lấy giá đất tại bảng giá năm 2020 nhân với hệ số điều chỉnh (hệ số K) tương ứng theo từng khu vực, vị trí. So với giá cũ, giá đất nông nghiệp điều chỉnh tăng nhẹ.

Đối với đất ở, nếu như giá đất năm 2020 sau khi nhân với hệ số K chỉ bằng 30% giá thị trường thì bảng giá đất điều chỉnh bằng khoảng 50% giá thị trường.

Trong đó, giá đất cao nhất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi (quận 1), có giá lên đến 687,2 triệu đồng/m2, tăng hơn 4 lần so với bảng giá chưa sửa đổi. Đường Hàm Nghi, đường Hàn Thuyên (quận 1) cũng có mức giá khoảng 430 triệu đồng/m2, tăng khoảng 4 lần so với mức giá theo Quyết định 02/2020 là 101 triệu đồng/m2.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh (từ đường Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm) có giá 368,9 triệu đồng/m2, tăng hơn 4 lần so với giá tại bảng giá đất theo Quyết định 02/2020 là 79,2 triệu đồng.

Đường Hai Bà Trưng có giá cao nhất là 450 triệu đồng/m2, tùy đoạn, trong khi giá tại bảng giá đất theo Quyết định 02/2020 là từ 58-96 triệu đồng/m2.

Tại quận 3, đường Hai Bà Trưng có giá từ 243-305 triệu đồng/m2, tùy đoạn, tăng khoảng 4 lần so với mức giá theo Quyết định 02/2020 là 65-72 triệu đồng/m2.

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có giá 323 triệu đồng/m2, tăng khoảng 5 lần so với giá tại bảng giá đất theo Quyết định 02/2020 là 64 triệu đồng/m2.

Đường Võ Văn Tần (từ hồ Con Rùa tới đường Cách Mạng Tháng Tám) giá là gần 300 triệu đồng/m2.

Tại huyện Hóc Môn, đường Song hành Quốc lộ 22 (đoạn từ Nguyễn Ảnh Thủ đến Lý Thường Kiệt) có già là 32 triệu đồng/m2; giá theo Quyết định 02/2020 là 1,4 triệu đồng/m2. Trong khi đó, đoạn Song Hành quốc lộ 22 tăng hơn 38 lần so với giá trước đây.

Giá đất ở thấp nhất TP tại Khu dân cư Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ với mức 2,3 triệu đồng/m2. Tại bảng giá năm 2020 khi nhân với hệ số K, giá đất ở nơi đây chỉ 170.000 đồng/m2. Nay giá đất sau điều chỉnh tăng 13,5 lần.

Hoàng Lam

Hà Thị Lưu Luyến

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/nhieu-dia-phuong-ap-dung-bang-gia-dat-moi-trong-nam-2025-20525011910343343.htm